Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì ? Đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình ?

[VPLUDVN] Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Đó là những quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con… Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể:

1. Quy định chung về quan hệ pháp luật hôn nhân

Thông thường quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ giới hạn giữa các thành viên trong gia đình. Trong một số trường hợp, chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình không phải là thành viên của cùng một gia đình. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống hoặc cả hai yếu tố đó. Trong đa số các trường hợp, các yếu tố này quyết định việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình gồm ba yếu tố: chủ thể; quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình; khách thể (Xf. Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; Khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình).

2. Định nghĩa quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình ?

Những quan hệ xã hội được Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh thì gọi là quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

3. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có những đặc điểm cơ bản sau:

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường chỉ phát sinh giữa các thành viên gia đình với nhau và tồn tại trong một phạm vi hẹp là gia đình. Vì vậy, các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường là thành viên của một gia đình.

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mang tồn tại lâu dài và bền vững, không thể xác định được thời hạn trước. Trong một số trường hợp, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình tồn tại ngay cả khi hôn nhân hoặc gia đình không còn tồn tại.

– Các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống. Trong phần lớn các trường hợp, yếu tố tình cảm hoặc huyết thống quyết định việc phát sinh, thay đổi hay chẩm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

– Nội dung chính của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là các quyền và nghĩa vụ nhân thân. Các quyền và nghĩa vụ tài sản luôn gắn liền với các quyền và nghĩa vụ nhân thân của các chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác. Các quyền và nghĩa vụ tài sản phát sinh, tồn tại hay chấm dứt phụ thuộc vào các quyền và nghĩa vụ nhân thân.

– Quan hệ tài sản trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù và ngang giá. Nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau không thể tính cân bằng. Khi một chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản thì không phụ thuộc vào việc trước đây họ có được hưởng quyền hay không hoặc được hưởng quyền như thế nào.

– Các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Thông thường, các quy phạm pháp luật hồn nhân và gia đình không quy định biện pháp chế tài.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *