1. Quy định về sự có mặt của thành viên hội đồng xét xử và thư kí toà án
Với nguyên tắc xét xử trực tiếp và hội đồng xét xử biểu quyết theo đa số từng vấn đề…, phiên toà chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên hội đồng xét xử cũng như thư kí toà án tham gia (Điều 288 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Các thành viên của hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Trường hợp có thẩm phán, hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có thẩm phán, hội thẩm dự khuyết tham gia phiên toà từ đầu thi những người này được thay thế làm thành viên hội đồng xét xử. Trường hợp hội đồng xét xử có hai thẩm phán mà thẩm phán chủ toạ phiên toà không tiếp tục tham gia xét
xử được thì thẩm phán là thành viên hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên toà và thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên hội đồng xét xử.
Trường hợp không có thẩm phán, hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà mà không có thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 288 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì phải hoãn phiên toà.
Trường hợp thư kí toà án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà thì toà án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có thư kí toà án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên toà.
2. Quy định về sự có mặt của kiểm sát viên
Là người tiến hành tố tụng, thực hiện chức năng buộc tội tại phiên toà, kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên toà, nếu kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên toà. Để khắc phục tình trạng chất lượng tranh tụng còn hạn chế ở một số phiên toà đông bị cáo, có nhiều luật sư tham gia, Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều kiểm sát viên”.
Trường hợp kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên toà thì kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên toà từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên toà.
Trường hợp kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì hội đồng xét xử hoãn phiên toà.
Đối với những vụ án phức tạp mà địa phương thấy cần thiết hoặc đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người có chức sắc cao trong tôn giáo, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, người nước ngoài có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất thì thông thường viện trưởng hoặc phó viện trưởng viện kiểm sát trực tiếp tham gia phiên toà (Xem: Điều 5 Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao số 960/QĐ-VKSNDTC ngày 17/9/2007).
Kiểm sát viên tham gia phiên toà không chỉ thực hành quyền công tố, quyết định truy tố người phạm tội trước toà án mà còn phải kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên toà của hội đồng xét xử, thư kí toà án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên toà, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng cũng như bảo đảm cho việc xét xử được tiến hành đúng pháp luật.
3. Quy định về sự có mặt của những người tham gia tố tụng
Luật tố tụng hình sự quy định những người sau cần có mặt tại phiên toà:
– Sự có mặt của bị cáo tại phiên toà (Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)
Bị cáo phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của toà án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lí do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên toà.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.Nếu bị cáo trốn thì hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
Toà án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau:
+ Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
+ Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà;
+ Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được hội đồng xét xử chấp nhận;
+ Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lí do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan vả sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Tại phiên toà, bị cáo phải được giám sát chặt chẽ. Nếu đang bị tạm giam thì khi ra phiên toà, bị cáo được tiếp xúc với người bào chữa nhưng phải thực hiện đúng nội quy phiên toà và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ toạ phiên toà. Trường hợp bị cáo muốn được tiếp xúc với người khác thì phải nói rõ xin được tiếp xúc với ai và lí do tiếp xúc. Nếu xét thấy việc xin tiếp xúc với người khác của bị cáo có lí do chính đáng thì chủ toạ phiên toà cho phép. Đối với bị cáo không bị tạm giam thi phải có mặt tại phiên toà trong suốt thời gian xét xử vụ án.
– Sự có mặt của người bào chữa (Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)
Người bào chữa phải có mặt tại phiên toà để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bân bào chữa cho toà án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lí do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì toà án phải hoãn phiên toà, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì toà án vẫn mở phiên toà xét xử. Quy định này không chỉ bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo mà còn thể hiện sự tôn trọng ý chí của bị cáo trong trường hợp bị cáo nhận thấy sự vắng mặt của người bào chữa không ảnh hưởng đến quyền tự bào chữa và khắc phục tình trạng phải hoãn phiên toà nhiều lần do vắng mặt người bào chữa.
Trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mà người bào chữa vắng mặt thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà, trừ trường họp bị cáo, người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Đó là trường hợp: bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
– Sự có mặt của bị hại, đương sự, người đại diện của họ, điều tra viên và những người khác (từ Điều 292 đến Điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)
BỊ hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và đại diện của họ có quyền tham gia phiên toà. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ Vắng mặt thì tuỳ trường hợp, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng tham gia phiên toà để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nêu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ toạ phiên toà công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tuỳ trường hợp, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng được toà án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải theo quy định cùa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Nói chung toà án chỉ quyết định dẫn giải người làm chửng khi sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử, phải hoãn phiên toà. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trong quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt. Quyết định dẫn giải người làm chứng được gửi cho thủ trưởng cơ quan điều tra cùng cấp. Người thi hành việc dẫn giải phải đọc, giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và lập biên bản về việc dẫn giải. Khi dẫn giải không được đối xử thô bạo với người làm chứng; cơ quan ra lệnh dẫn giải người làm chứng có trách nhiệm thanh toán tiền tàu, xe, ăn ở (nếu có) cho người làm chứng và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ.
Người giám định, người định giá tài sản tham gia phiên toà khi được toà án triệu tập. Nếu người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thi tuỳ trường hợp, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Người phiên dịch, người dịch thuật tham gia phiên toà khi được toà án triệu tập. Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà.
Để khắc phục tình trạng bị cáo không nhận tội tại phiên toà với lí do bị ép cung, bức cung, Điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015quy định, trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, hội đồng xét xử có thể triệu tập điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lí, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên toà để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.
4. Quy định về hoãn phiên toà
Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phải được tiến hành liên tục từ khi khai mạc phiên toà cho đến khi kết thúc phiên toà. Tuy nhiên, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà khi thuộc một frong các trường hợp (Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015):
+ Có một trong những căn cứ thay đổi kiểm sát viên, kiểm tra viên; thay đổi thẩm phán, hội thẩm; vắng mặt thành viên của hội đồng xét xử, thư kí toà án tại phiên toà; vắng mặt kiểm sát viên tại phiên toà; vắng mặt bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ; người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
+ Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên toà;
+ Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
+ Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên toà thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà.
Quyết định hoãn phiên toà có các nội dung chính: ngày, tháng, năm ra quyết định; tên toà án và họ tên thẩm phán, hội thẩm, thư kí toà án; tên kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên toà; vụ án được đưa ra xét xử; lí do của việc hoãn phiên toà; thời gian, địa điểm mở lại phiên toà.
Quyết định hoãn phiên toà phải được chủ toạ phiên toà thay mặt hội đồng xét xử kí tên. Trường hợp chủ toạ phiên toà vắng mặt hoặc bị thay đổi thì chánh án toà án ra quyết định hoãn phiên toà. Quyết định hoãn phiên toà phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà; gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên toà trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
5. Quy định về giới hạn của việc xét xử
Để bảo đảm vai frò độc lập của hội đồng xét xử trong việc giải quyết vụ án và bảo đảm phán quyết của toà án phải dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định giới hạn xét xử với các nội dung sau đây:
Thứ nhất, toà án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và toà án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử;
Thứ hai, toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố;
Thứ ba, trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh viện kiểm sát truy tố thì toà án trả hồ sơ để viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lí do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì toà án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Theo quy định trên thì toà án không được xét xử những người và những hành vi mà viện kiểm sát không truy tố. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật, tức là với những hành vi mà viện kiểm sát đã truy tô, toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với khoản mà viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật. Toà án cũng có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ (Tội phạm khác bằng tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với hai tội như nhau.
Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với tội phạm khác nhẹ hơn so với tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố. Việc xác định tội nào nhẹ hơn, tội nào nặng hơn cần được xem xét như sau: Trước hết xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào điều luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó là nặng hơn. Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội là tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hinh, hinh phạt tù chung thân) thì tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với tội ấy cao hơn là tội đó nặng hơn. Trường hợp điều luật quy định hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều là tử hình hoặc đều là tù chung thân hoặc đều tù có thời hạn và mức hình phạt tù cao nhất đối với cả hai tội như nhau thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn. Trường hợp điều luật quy định loại hỉnh phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều là tù có thời hạn và mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình phạt tù cao nhất như nhau thì tội nào điều luật còn quy định loại hình phạt chính khác nhẹ hơn (cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo) thì tội đó nhẹ hơn. Trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả) hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố. Nêu xét thấy cần xét xử bị cáo theo tội danh khác bằng hoặc nhẹ hon tội danh mà viện kiếm sát đã truy tố hoặc áp dụng khung hình phạt nhẹ hon khung hình phạt mà viện kiểm sát đã đề nghị thì toà án không phải báo trước cho viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng.
Nếu xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh viện kiểm sát truy tố thì toà án trả hồ sơ để viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lí do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì toà án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó. Quy định này bảo đảm sự độc lập của toà án trong xét xử và phán quyết của toà án phải dựa vào kết quả trang tụng với những chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà.
6. Quy định về việc ra bản án, quyết định của toà án
Tại phiên toà, khi nghị án, hội đồng xét xử có thể ra bản án hoặc quyết định khác để giải quyết vụ án (Điều 299 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
Bản án phải được hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
Ngoài việc ra bản án kết tội hoặc không kết tội bị cáo, toà án còn có thể quyết định một số vấn đề như: quyết định về việc thay đổi thành viên hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư kí toà án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên toà, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo. Các quyết định này cũng phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản.
Quyết định các vấn đề khác được hội đồng xét xử thảo luận và hai tội như nhau thi tội nào điều luật còn quỵ định hình phạt bổ sung là bắt buộc, còn đối với tội khác hình phạt bổ sung là có thể áp dụng thi tội nào điều luật quy định hình phạt bổ sung bắt buộc là tội nặng hơn.
Ghi chú: Bài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.