Quy định của pháp luật về các tôi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

[VPLUDVN] Tại Điều 8 BLHS 2015 quy định khái niệm tội phạm như sau:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh Bộ luật hình sự năm 2015  được quy định từ điều 188 đến điều 234 và được chia làm 3 mục:

  • Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại;
  • Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
  • Các tội khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trong một số trường hợp, tội phạm có chủ thể đặc biệt

Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Các tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế xâm quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý điều hành toàn bộ nền kinh tế của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng sức khỏe của người tiêu dùng… được thể chế hóa trong quy định pháp luật của nhà nước.

Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 

Hành vi cố ý vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi. Hành vi phạm tội được thể hiện có thể là dạng hành động hoặc không hành động và đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho từng ngành lĩnh  vực nhất định

Hậu quả: Tùy từng trường hợp, mức độ hậu quả khác nhau.  trong một số trường hợp hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Yếu tố lỗi: các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện với lỗi cố ý.

Động cơ mục đích của tội phạm: Mang tính vụ lợi


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *