1. Chế độ tài sản của hợp tác xã
Tìa sản của hợp tác xã được hình thành từ các nguồn sau đây:
– Vốn góp của thành viên , hợp tác xã thành viên;
– Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
– Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng cho khác.
Trong đó, các loại tài sản không chia bao gồm: Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, thuê đất; khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm dduwoj đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia; Vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia. Các tài sản này là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, tuy nhiên không được chia cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động. Tài sản không chia cũng sẽ chỉ được đem ra trả nợ khi các tài sản còn lại của hợp tác xã không đủ để thanh toán.
2. Vốn của hợp tác xã
– Vốn hoạt động của hợp tác xã theo quy định tại Điều 45 Luật Hợp tác xã 2012 bao gồm:
+ Vốn điều lệ: vốn điều lệ của hợp tác xã là tài sản mà các thành viên hợp tác xã cùng nhau góp và được ghi vào điều lệ của hợp tác xã. Tài sản góp vốn của hợp tác xã có thể là: Tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
+ Vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã: Hợp tác xã phải trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập và các khoản quỹ khác.
+ Các khoản trợ cấp hỗ trợ của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, đưuọc tặng cho và các nguồn thu hợp pháp khác.
– Huy động vốn hoạt động: Hợp tác xã có các cách huy động vốn sau:
+ Hợp tác xã ưu tiên huy động thêm vốn từ thành viên đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận thành viên;
+ Trường hợp huy động vốn từ thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
+ Hợp tác xã tiếp nhận các khoản trợ cấp hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận.
3, Phân phối lợi nhuận
Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, trích lập các quỹ của hợp tác xã, khoản lợi nhuận còn lại được hợp tác xã phân phối với tỷ lệ và phương thức cụ thể quy định tại điều lệ hợp tác xã. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận nhưu sau:
– Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm , dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động, đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
– Phần còn lại được chia theo vốn góp;
Thu nhập được phân phối cho thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. Thành viên có thể giao thu nhập đã phân phối cho hợp tác xã quản lý, sử dụng thoe thỏa thuận với hợp tác xã.
Ghi chú: Bài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.