[VPLUDVN] Hợp đồng thương mại có thể được xem là một trong những tài liệu cực kỳ quan trọng trong việc làm ăn của doanh nghiệp. Nhưng liệu bạn hiểu đúng về chúng? Những lưu ý bạn cần biết khi cầm trong tay một bản hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự.
Theo Điều 3.1 Luật Thương Mại 2005, hoạt động thương mại được định nghĩa là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Theo định nghĩa này, các cá nhân, tổ chức được xem là thương nhân sẽ bao gồm: các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có đăng ký kinh doanh, v.v.
Đặc điểm của Hợp đồng thương mại
Khi ký kết hợp đồng thương mại, để đảm bảo hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật và bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Về nguyên tắc, thỏa thuận giữa các bên tại hợp đồng thương mại (trừ các hợp đồng thuộc các lĩnh vực đặc thù được điều chỉnh riêng bởi các luật chuyên ngành) sẽ phải tuân theo các quy định tại Luật Thương Mại, trong trường hợp Luật Thương Mại không có quy định, các quy định tương ứng tại Bộ Luật dân sự hoặc các văn bản pháp luật khác sẽ được áp dụng.
- Thời gian khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại chỉ có 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên tại hợp đồng thương mại bị xâm phạm.
- Do đó khi thỏa thuận các điều khoản tại hợp đồng thương mại, các bên cần tham chiếu trước hết đến các quy định tại Luật Thương Mại để soạn thảo các điều khoản hợp đồng phù hợp.
- Cần lưu ý, Luật Thương Mại có nhiều quy định khác biệt so với Bộ Luật Dân Sự trong nhiều vấn đề, có thể kể đến như: mức phạt vi phạm hợp đồng (theo Luật Thương Mại tối đa không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm), v.v.
- Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, một số loại hợp đồng thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, có thể kể đến như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Thời hiệu này ngắn hơn nhiều so với thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự (03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm).
- Các hợp đồng cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng đại lý, hợp đồng gia công, hợp đồng nhượng quyền thương mại, v.v.
Một số lưu ý?
1. Cần quy định chi tiết và rõ ràng đối tượng của hợp đồng thương mại
Đối tượng của hợp đồng thương mại chính là hàng hóa mà các bên sẽ mua bán với nhau hoặc công việc, dịch vụ mà một bên sẽ thực hiện, cung cấp cho bên còn lại.Các bên sẽ nêu cụ thể thông tin có liên quan của hàng hóa gồm chủng loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, tình trạng hàng hóa (mới hay đã qua sử dụng), v.v.
- Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là việc thực hiện công việc hay cung ứng dịch vụ, các bên cần quy định rõ công việc/dịch vụ này là gì, những công việc/dịch vụ nào được xem là ngoài phạm vi và sẽ tính thêm phí, cách thức cung cấp ra sao, do ai thực hiện, thực hiện vào thời điểm nào, tại địa điểm nào, cách thức xác định mức độ hoàn thành công việc/dịch vụ, v.v.
- Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, tùy thuộc hàng hóa mà các bên mua bán là hàng hóa đặc định (ví dụ như 01 tài sản cụ thể nào đó) hoặc cùng loại (chẳng hạn như hàng hóa sản xuất hàng loạt).
2. Cần quy định rõ số tiền phải thanh toán, thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán và điều khoản thay đổi phương thức thanh toán
Thông thường đây là điều khoản mà các bên sẽ quy định tương đối rõ ràng và đầy đủ trong hợp đồng thương mại.Nhưng không nêu rõ đã bao gồm thuế, phí, chi phí phát sinh có liên quan hay chưa (như chi phí đi lại), quy định thanh toán chuyển khoản ngân hàng nhưng không nêu thông tin tài khoản, không quy định bên nào sẽ chịu phí ngân hàng, v.v.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều hợp đồng thương mại chỉ quy định số tiền phải thanh toán mà không đề cập đến thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán cũng như điều khoản thay đổi phương thức thanh toán (nếu có), hoặc có quy định trong hợp đồng thương mại nhưng lại mơ hồ, không rõ ràng.
Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như: các bên quy định thanh toán trong vòng ‘x’ ngày nhưng không nêu rõ thời hạn này tính từ ngày nào (ví dụ từ ngày giao hàng hay từ ngày xuất hóa đơn), quy định giá bán/phí dịch vụ.
3. Cần đàm phán và thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp thích hợp
Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như: các bên thỏa thuận thẩm quyền tài phán ở nước ngoài, không thuận tiện cho bên Việt Nam khởi kiện, các bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp nhưng không nêu tên Trung tâm trọng tài hoặc nêu sai tên Trung tâm trọng tài, v.v.
Đây là điều khoản mà hầu hết các bên khi ký kết hợp đồng thương mại đều rất ngại bàn đến và thường không dành nhiều thời gian để soạn thảo cho mình điều khoản thích hợp. Do đó, các bên thường né tránh bàn về cách thức giải quyết tranh chấp vào thời điểm đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại.
Điều khoản giải quyết tranh chấp vì vậy mà thường chỉ được các bên quy định trong hợp đồng thương mại một cách chung chung, hoặc sử dụng lại các điều khoản mẫu từ những hợp đồng thương mại thay vì điều chỉnh lại để phù hợp với trường hợp cụ thể của mình. Thực tế này xuất phát từ những việc vào thời điểm ký kết, đàm phán hợp đồng thương mại, các bên đều đang có quan hệ hữu hảo với nhau, tin tưởng nhau và không bên nào dự liệu hoặc mong muốn rằng sẽ có tranh chấp xảy ra.
4. Cần kiểm tra thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại của các bên và yêu cầu đối tác cử người có thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại
Đây là yêu cầu rất quan trọng bởi lẽ theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân Sự 2015, nếu hợp đồng thương mại được ký kết bởi người không có thẩm quyền đại diện theo quy định, hợp đồng này sẽ không phát sinh hiệu lực đối với cá nhân, tổ chức được đại diện.
Trong trường hợp, người đại diện ký kết hợp đồng của đối tác không phải là đại diện theo pháp luật của họ, bạn cần yêu cầu đối tác có văn bản ủy quyền hợp lệ cho người này. Để bạn có thêm thông tin, theo quy định của pháp luật, đối với doanh nghiệp, người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp sẽ là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền hợp lệ. Tùy thuộc vào đối tác của bạn là cá nhân hay tổ chức, bạn sẽ yêu cầu chính cá nhân đó hoặc đại diện theo pháp luật của đối tác là tổ chức, hoặc đại diện theo ủy quyền hợp lệ của cá nhân, tổ chức này (với văn bản ủy quyền hợp lệ) đứng ra ký kết hợp đồng thương mại.
Bạn có thể xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dựa trên thông tin ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đối tác hoặc bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin này tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Do đó, để tránh trường hợp hợp đồng thương mại của bạn với đối tác bị xem là không phát sinh hiệu lực do người ký kết không có thẩm quyền, bạn cần lưu tâm về vấn đề này và yêu cầu đối tác tuân thủ tuyệt đối.
Ghi chú: Bài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.