Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã

1. Hợp tác xã là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012, khái niệm hợp tác xã được định nghĩa như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã là một trong những mô hình kinh tế hiện đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiện nay, bên cạnh sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…

2. Quyền của hợp tác xã

Điều 8 Luật hợp tác xã 2012 đã quy định rõ hợp tác xã có các quyền như sau:

– Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.

– Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.

– Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên.

– Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên.

– Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên.

– Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.

– Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã.

– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã.

– Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã.

– Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã.

– Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã.

– Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã; xử lý thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

3. Nghĩa vụ của hợp tác xã

Nghĩa vụ của hợp tác xã được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật hợp tác xã 2012 như sau:

– Thực hiện các quy định của điều lệ.

– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định.

– Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.

– Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên.

– Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.

– Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

– Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

– Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên.

– Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.

– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên theo quy định của pháp luật.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *