Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai?

1. Khiếu nại về đất đai là gì ?

Trước hết cần phải hiểu khiếu nại, tố cáo là hai vấn đề khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau, đều phản ánh những mâu thuẫn, bất bình trong các mối quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước với công dân, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tập thể, giữa người này với người khác… Công tác xét giải quyết khiếu tố nhằm giải quyết những vấn đề đó.

Trong lĩnh vực quản lí và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai.

Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề pháp giải quyết hợp lí, đúng thẩm quyền, đảm bảo cho quyền khiếu nại – tố cáo của công dân được thực hiện.

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc khiếu nại, tố cáo về đất đai

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của người dân được pháp luật ghi nhận. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Mọi người có quyền khiếu nại, tổ cảo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tố chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận giải quyết khỉểu nại, tố cảo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật…”.

Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai.

– Đối với người khiếu nại:

+ Được quyền tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;

+ Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lí để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

+ Được quyền khiếu nại tiếp hoặc rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết.

3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lí và sử dụng đất đai

Để đảm bảo cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí và sử dụng đất diễn ra phù hợp với ý chí của Nhà nước và nguyện vọng của người sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ các yêu cầu của đương sự theo đúng pháp luật. Vì thế, việc giải quyết khiếu tố về đất đai cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, giải quyết khiếu tố về đất đai theo đúng pháp luật. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại, tô cáo. Phải căn cứ vào pháp luật mới xác định được đúng, sai, tính chất, mức độ vi phạm; giải quyết triệt để, chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo, bảo vệ những lợi ích hợp pháp.

Thứ hai, nguyên tắc dân chủ, công khai. Thực hiện nguyên tắc này, người được giao giải quyết khiếu nại, tố cáo phải lắng nghe ý kiến của các bên, đảm bảo dân chủ, bình đằng trước pháp luật.

Thứ ba, phải thật sự khách quan, thận trọng và vô tư. Nguyên tắc này đòi hỏi nhìn nhận sự việc phải trung thực, không phụ thuộc vào ý muốn của các bên đương sự.

Thứ tư, kết hợp giải quyết khiếu tố về đất đai với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai. Thông qua quá trình này làm cho mọi người hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan đã giải quyết khiếu tố.

Thứ năm, giải quyết kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

4. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

4.1 Tổ chức tiếp dân và nhận đơn khiếu tố

Trong quan hệ pháp luật đất đai, quyền làm chủ của nhân dân thế hiện ở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người sử dụng đất; thể hiện ở việc giám sát các cơ quan quản lí đất đai, cán bộ quản lí đất đai thực hiện chức năng quản lí nhà nước về đất đai. Công tác tiếp dân tạo ra những điều kiện cho nhân dân có thể bày tỏ nguyện vọng, yêu cầu của mình.

Cơ quan quản lí đất đai phải tổ chức bộ phận cán bộ xét giải quyết khiếu tố về đất đai để thực hiện việc tiếp dân và nhận đơn khiếu tố.

Khi tiếp dân, cán bộ tiếp dân phải chủ động lắng nghe những sự việc mà đương sự trình bày với thái độ mềm dẻo, nhã nhặn, thẳng thắn, vô tư và phải ghi chép đầy đủ những thông tin quan trọng vào sổ tiếp dân.

Cuối buổi tiếp dân phải thu nhận đơn và những giấy tờ kèm theo. Nếu không có giấy tờ cần thiết thì phải lập biên bản ghi lời khai, yêu cầu của đương sự có chữ kí xác nhận.

4.2 Quản lí và xử lý đơn thư khiếu tố

Quản lí đơn là việc theo dõi nắm tình hình đơn, trên cơ sở đó nghiên cứu phát hiện những vấn đề mâu thuẫn, những bất đồng của người sử dụng đất để có biện pháp ngăn ngừa tận gốc nguyên nhân phát sinh khiếu tố. Quản lí chặt chẽ đơn thư khiếu tố, tổ chức tốt công tác xử lí đơn là điều kiện để bảo đảm giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo đúng thời hạn quy định. Các cơ quan địa chính phải nắm chắc những đơn thuộc trách nhiệm của mình và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết; sau đó tiến hành phân loại đơn thư gửi tới để xác định rõ tính chất của đơn và trách nhiệm giải quyết của cơ xét giải quyết khiếu tố đối với những đơn khiếu tố về đất đai, về thẩm quyền của UBND. Nếu đơn khiếu tố thuộc thẩm quyền xét và giải quyết của thủ trưởng cơ quan thì sau khi điều tra xong, cơ quan thanh tra của ngành ở các cấp giúp thủ trưởng mình mở hội nghị xét giải quyết khiếu tố.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *