1. Khái niệm và ý nghĩa của tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự
Khi tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của mỗi nước thụ lí, giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì không chỉ dựa vào sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước mà trong nhiều trường hợp cần có sự tương trợ, giúp đỡ của tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mới có thể giải quyết thuận lợi, nhanh chóng, đúng pháp luật các vụ việc dân sự. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tòa án, cơ quan có thẩm quyền của các nước được gọi là tương trợ tư pháp. Phạm vi tương trợ tư pháp được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà các bên gia nhập hoặc kí kết hoặc trên nguyên tắc có đỉ có lại. Các hoạt động tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự bao gồm hoạt động tương ượ nhau trong việc gửi, tống đạt các văn bản tố tụng; lấy lời khai của đương sự, người làm chứng và những người có liên quan; tiến hành giám định; thu thập chứng cứ; chuyển giao chửng cứ, kết quả giám định và các tài liệu khác; công nhận và thi hành bản án, quyết định về dân sự của tòa án.
Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, ttên lãnh thổ của mỗi quốc gia ngày càng có nhiều người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống. Trong giao lưu dân sự hàng ngày giữa các cá nhân, tổ chức nước ngoài với các cá nhân, tổ chức của nước sở tại đã làm phát sinh các tranh chấp, yêu cầu cần được giải quyết kịp thời. Để tòa án mỗi nước giải quyết tốt các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi có sự tương trợ, giúp đỡ của tòa án và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Vì vậy, tương ượ tư pháp nói chung và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự nói riêng là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về nhiều mặt trong quan hệ giữa các quốc gia cũng như giữa các tòa án của các nước. Nó bảo đảm cho việc xét xử, thi hành án được thực hiện tốt ngay cả khi vụ việc đó có liên quan đến yếu tố nước ngoài, từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức được bảo vệ kịp thời.
2. Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự
– Việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự giữa tòa án Việt Nam và tòa án nước ngoài được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Khi thực hiện tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự, tòa án áp dụng pháp luật tố tụng của nước mình để giải quyết ttanh chấp, yêu cầu. Vì vậy, yêu cầu về việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi luôn được đặt lên hàng đầu.
– Việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự giữa tòa án Việt Nam và tòa án nước ngoài phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Cho đến nay, Nhà nước ta đã kí kết 15 hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Danh mục các nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam được thông báo tại Công văn số 2630/LS-VP ngày 15-11-2002 của Bộ ngoại giao.
– Trong trường hợp Việt Nam và các nước chưá kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự thì việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự có thể được tòa án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không được ttái pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.
3. Uỷ thác tư pháp trong tố tụng dân sự
Theo thông lệ quốc tế và các hiệp định tương trợ tư pháp được kí kết giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước thì việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự giữa các quốc gia chủ yếu được tiến hành qua việc uỷ thác tư pháp. Tòa án việt Nam được uỷ thác tư pháp cho tòa án nước ngoài hoặc thực hiện việc uỷ thác tư pháp của tòa án nước ngoài về việc tiến hành một số hành vi tố tụng dân sự sau:
– Tống đạt cho bị đơn đang cư trú ở nước ngoài bản sao đơn kiện của nguyên đơn, các giấy tờ, tài liệu do nguyên đơn cung cấp, giấy báo cho bị đơn biết ngày, giờ và nơi mở phiên tòa;
– Lấy lời khai của đương sự và người làm chứng liên quan đến vụ việc dân sự, mời người làm chứng;
– Thu thập chứng cứ, tài liệu, xác minh những tình tiết của vụ việc dân sự;
– Tống đạt bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác;
– Trưng cầu giám định … Xem Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao và TANDTC số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương ttợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật tương trợ tư pháp.
Tuy nhiên, tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc uỷ thác tư pháp của tòa án nước ngoài khi việc thực hiện uy thác tư pháp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hoặc đe doạ an ninh của Việt Nam hoặc không thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam.
Việc tòa án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho tòa án nước ngoài hoặc tòa án nước ngoài uỷ thác cho tòa án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 474, Điều 475 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của tòa án, thu thập chứng cứ ở nước ngoài theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; theo đường ngoại giao đổi với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Việt – Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;
Theo quy định tại Điều 477 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì nếu tòa án không nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự ở nước ngoài và đến ngày mở phiên tòa đương sự ở nước ngoài không có mặt, không có đơn đề nghị tòa án xét xử vắng mặt họ thì tòa án hoãn phiên tòa. Ngay sau khi hoãn phiên tòa thì tòa án có văn bản đề nghị Bộ tư pháp hoặc cơ quan đại diệri nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thông báo về việc thực hiện tống đạt văn bản tô tụng của tòa án cho đương sự ở nước ngoài trong trường hợp tòa án thực hiện việc tống đạt thông qua các cơ quan này. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được văn bản của tòa án, cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho tòa án về kết quả thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ tư pháp nhận được văn bản của tòa án, Bộ tư pháp phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài trả lời về kết quả thực hiện-uỷ thác tư pháp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài gửi về thì Bộ tư pháp phải trả lòi cho tòa án. Hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày chuyển văn bản của tòa án cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài mà không nhận được văn bản ttả lời thì Bộ tư pháp phải thông báo cho tòa án biết để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Theo quy định tại Điều 478 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án Việt Nam công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận trong các trường hợp sau:
+ Giấy tờ, tài liệu và bản dịch tiếng Việt có công chứng, chứng thực đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
+ Giấy tờ, tài liệu đó được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tòa án Việt Nam công nhận giấy tờ, tài liệu do cá nhân cư trú ở nước ngoài lập trong các trường họp sau đây:
+ Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt có công chứng, chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Giấy tờ, tài liệu được lập ở nước ngoài được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nước ngoài và đã được hợp pháp hoá lãnh sự;
+ Giấy tờ, tài liệu do công dân Việt Nam ở nước ngoài lập bằng tiếng Việt có chữ kí của người lập giấy tờ, tài liệu đó và đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ghi chú: Bài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.