Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

[VPLUDVN] Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, khi quyết định hình phạt, toà án không những phải dựa vào các căn cứ quyết định hình phạt chung mà còn phải dựa vào quy định bổ sung cho trường hợp này. Đây là những quy định bổ sung cho căn cứ thứ nhất và thứ hai của quyết định hình phạt.

1. Chuẩn bị phạm tội là gì?

Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 định nghĩa:

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

Theo đó, chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm cố ý (cố ý trực tiếp) và được thể hiện qua các đặc điểm:

– Người có ý định phạm tội đã thực hiện một hành vi như: chuẩn bị kế hoạch, công cụ, phương tiện, điều kiện khác để phạm tội; tìm người cùng phạm tội như thành lập nhóm tội phạm, tham gia nhóm tội phạm.

– Chưa thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, việc chưa thục hiện được hành vi phạm tội là do nguyên nhân khách quan chứ không phải do ý chí của người phạm tội.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thành lập hoặc tham gia vào nhóm tội phạm không thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà bị coi là phạm tội hoàn thành. Cụ thể:

+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109): Hành vi phạm tội là thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điểm a khoản 2 Điều 113): Hành vi phạm tội là thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.

+ Tội khủng bố (điểm a khoản 2 Điều 299): Hành vi phạm tội là thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.

+ Quy định bổ sung cho căn cứ thứ nhất (các quy định của BLHS)

2. Căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội?

Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều luật của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng đồng thời phải theo qui định của Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, điều luật này quy định:

– Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định ttong phạm vi khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội trong các điều luật cụ thể (nếu có) (khoản 2 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

– Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Việc quy định khung hình phạt nhẹ và riêng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội trong điều luật cụ thể và quy định áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm đối với trường hợp phạm tội chưa đạt mà điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình là những điểm mới về sự phân hoá trách nhiệm hình sự giữa hành vi phạm tội hoàn thành và hành vi phạm tội chưa hoàn thành trong BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999.

+ Quy định bổ sung cho căn cứ thứ hai (tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi)

Theo khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, khi quyết định hình phạt cho hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, toà án phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vào mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Quy định này thực chất Ịà quy định cụ thể về căn cứ thứ hai của quyết định hình phạt đổi với hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Nó bao gồm cả nội dung chung và cả nội dung bổ sung. Giữa hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và trường hợp tội phạm hoàn thành của tội phạm nhất định cũng như giữa các trường hợp chuẩn bị phạm tội, giữa các trường họp phạm tội chưa đạt với nhau có sự khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội do có sự khác nhau về mức độ thực hiện tội phạm cũng như do có sự khác nhau về các tình tiết khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng. Do đó, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng được coi là hai căn cứ bổ sung bên cạnh căn .cứ chung là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

3. Khung hình phạt đối với người chuẩn bị phạm tội

Đối với người đủ 18 tuổi chuẩn bị phạm tội

Tại điều 57 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy theo quy định trên đối với người từ đủ 18 tuổi khi chuẩn bị phạm tội thì hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

Đối với người dưới 18 tuổi khi chuẩn bị phạm tội được xác định như sau:

Tại điều 102 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội đối với người dưới 18 tuổi như sau:

Điều 102. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.

2. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.

3. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này.

– Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội thì hình phạt họ phải chịu là không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng

Ví dụ: Người tử đủ 14 đến dưới 16 chuẩn bị phạm tôi giết người thì hình phạt cao nhất họ có thể phải chịu là 1/3 của 5 năm.

– Với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội thì hình phạt họ phải chịu là không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.

Ví dụ: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội giết người thì hình phạt cao nhất mà họ có thể chịu là bằng 1/2 của 5 năm

Tóm lại, Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì không phải mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ có một trường hợp luật định được quy định tại khoản 2 điều 14 của BLHS với có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về hình phạt mà người chuẩn bị phạm tội phải chịu sẽ được quy định cụ thể trong từng điều luật cụ thể.

4. Phân biệt các giai đoạn thực hiện tội phạm theo BLHS 2015

Nội dung Chuẩn bị phạm tội Phạm tội chưa đạt Tội phạm hoàn thành Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Khái niệm Giai đoạn người phạm tội tiến hành tìm kiếm công cụ phạm tội; sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc chuẩn bị những điều kiện thuận lợi cho tội phạm quan sát địa điểm, điều kiện liên quan xung quanh hoàn cảnh của nạn nhân. Giai đoạn mà người phạm tội có thực hiện hành vi phạm tội, nhưng không thực hiện được đến cùng do những cản trở khách quan. Giai đoạn hành vi phạm tội làm thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm quy định trong luật. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Đặc điểm -Thứ nhất, CBPT tồn tại dưới dạng “hành vi” và hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm như: tìm kiến công cụ, phương tiện phạm tội; tạo điều kiện cần thiết khác (nghiên cứu, xem xét địa hình nơi dự định thực hiện tội phạm,..),..-Thứ hai, ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài. Thời điểm muộn nhất của giai đoạn CBPT là thời điểm trước lúc người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm (là những dấu hiệu chung cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật) hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan

+Thứ ba, nguyên nhan không thực hiện tội phạm được đến cùng là do khách quan ngoài ý muốn (yếu tố giúp phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội)

-Thứ nhất, người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm qua việc:(i)Thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc

(ii) Thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan.

-Thứ hai, người phạm tội chưa thực hiện tội phạm đến cùng (tức chưa hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt khách quan trong cấu thành tội phạm (dấu hiệu phân biệt với tội phạm hoàn thành)

-Thứ ba, nguyên nhân không thực hiện tội phạm đến cùng là do:

+Khách quan ngoài ý muốn hoặc

+Sai lầm của người phạm tội (về đối tượng tác động hay công cụ, phương tiện,…) như: bắn nhưng đạn không nổ, thuốc độc không đủ liều lượng,…

Cần phân biệt Tội phạm hoàn thành cới Tội phạm kết thúc:+ Tội phạm hoàn thành: hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt pháp lý quy định trong luật.

+ Tội phạm kết thúc: hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế.

->Hai thời điểm trên có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.

-Nửa chừng: tức phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.-Tự ý, tức phải:

+Tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội.

+Chấm dứt một cách dứt khoát: triệt để, từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

Phạm vi trách nhiệm hình sự Chỉ phải chịu TNHS đối với những tội quy định tại khoản 2 ĐIều 14 BLHS 2015 Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt(Điều 15) Mọi hành vi tội phạm hoàn thành về nguyên tắc đều phải chịu TNHS Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. (ĐIều 16)Lưu ý: chỉ là người phạm tội được miễn TNHS, tức vẫn bị coi là tội phạm.
Mức độ trách nhiệm hình sự Hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể (Khoản 2 ĐIều 57) Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. (khoản 3 Điều 57) Áp dụng theo quy định tại từng điều luật của tội phạm cụ thể

5. Lấy ví dụ về chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn trong quá trình thực hiện tội phạm, nhưng ở giai đoạn này người phạm tội chưa thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, tức là chưa có hành vi xâm phạm đến đối tượng tác động. (Ví dụ: A chuẩn bị kìm cộng lực, van phá khóa định đến nhà H cắt phá khóa trộm cắp tài sản của gia đình H, nhưng bị em phát hiện nên A không thực hiện hành vi trộm cắp tại nhà H.)

Hành vi chuẩn bị phạm tội thường được thể hiện dưới các dạng sau:

– Chuẩn bị kế hoạch phạm tội như: bàn bạc, phân công trách nhiệm cho từng người, kế hoạch tiêu thụ tài sản hay kế hoạch che giấu tội phạm … Dạng chuẩn bị phạm tội này thường xảy ra đối với những tội phạm được thực hiện có đồng phạm hoặc có tổ chức. Tuy nhiên cũng có trường hợp tội phạm chỉ do một người thực hiện vẫn có sự chuẩn bị kế hoạch phạm tội. Ví dụ: A có ý định đầu độc B, tự A đã vạch ra một kế hoạch như mua thuốc độc ở đâu, bỏ thuốc độc vào nước cho B uống như thế nào, sau khi B trúng độc thì làm thế nào để che giấu được tội phạm …

– Thăm dò hoặc tìm địa điểm phạm tội: dạng chuẩn bị này chủ yếu đối với các tội xâm phạm sở hữu hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Ví dụ: A muốn trộm cắp nhà B, nên A đã nhiều lần đến nhà B thăm dò xem gia đình B thường vắng mặt nhà vào giờ nào, quy luật sinh hoạt của gia đình ra sao để tiến hành trộm cắp.

– chuẩn bị xe máy để đi cướp giật, chuẩn bị dao để giết người, chuẩn bị thuốc nổ để Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội:hủy hoại tài sản, chuẩn bị xăng để đốt nhà, chuẩn bị thuốc mê đê làm cho người có tài sản uống nhằm chiếm đoạt tài sản của họ, chuẩn bị giấy tờ giả mạo để lừa đảo …

– Loại trừ trước những trở ngại khách quan để thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng như: ngắt cầu dao điện để đêm đột nhập vào kho trộm tài sản, cho các con đi nghỉ mát để ở nhà giết vợ được dễ dàng …

Như vậy chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra tiền đề (điều kiện) cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội có ảnh hưởng lớn đến kết quả của việc thực hiện tội phạm, chuẩn bị càng chu đáo, công phu bao nhiêu thì việc thực hiện tội phạm càng đạt kết quả bấy nhiêu. Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội được đánh giá và phân biệt thành hai loại: Loại hành vi chuẩn bị phạm tội phải truy cứu trách nhiệm hình sự và loại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù cả hai loại đều chưa gây ra hậu quả, nhưng tính chất nguy hiểm của hành vi chuẩn bị phạm tội có khác nhau và sự khác nhau đó lại không phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi chuẩn bị phạm tội mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm mà người đó định thực hiện.

Luật hình sự nước ta chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội mà tộ đó là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu theo quy định này thì người chuẩn bị phạm tội do vô ý vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên theo lý luận thì chỉ có tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý (cố ý trực tiếp) thì mới có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Do đó sẽ không có hành vi chuẩn bị phạm tội mà tội phạm đó sẽ được thực hiện do vô ý.

Ví dụ: một người chuẩn bị phạm trộm cắp tài sản vì chưa thực hiện hành vi phạm tội nên chưa biết hậu quả do hành vi phạm tội xảy ra như thế nào, tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt có giá trị lớn hay không để xác định họ phạm tội theo khoản 1 hay khoản 2 của Điều 138 Bộ luật hình sự. Nếu trong quá trình điều tra người phạm tội nhận sẽ trộm cắp tài sản có giá trị lớn để xác định tội phạm theo khoản 2 Điều 138, nhưng nếu người phạm tội chỉ nhận gặp gì cũng lấy hoặc không chứng minh được người phạm tội định lấy tài sản có giá trị lớn thì theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho người phạm tội thì họ được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu như họ chỉ mới chuẩn bị phạm tội.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *