Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

[VPLUDVN] Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được quy định như sau.

Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được quy định như sau:

Tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam và mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức chính trị – xã hội là Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam… Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (gọi tắt là sở hữu của các tổ chức) là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ. Nguyên tắc của hình thức sở hữu của các tổ chức là sự tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất vì lợi ích chung của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước giao cho các tổ chức để quản lý và sử dụng thì không thuộc sở hữu của tổ chức đó. Tổ chức thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động được quy định trong điều lệ của tổ chức. Tài sản của tổ chức được quản lý theo nguyên tắc dân chủ nhàm phục vụ tôn chỉ, mục đích của tổ chức được ghi trong điều lệ. Cơ quan cao nhất của tổ chức là đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Mỗi một tổ chức đều có những hoạt động mang tính đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội. Các tổ chức thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Các tổ chức ban hành các nội quy, quy chế nhằm quản lý tài sản của mình trong chi tiêu vào đúng mục đích, công dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc sử dụng tài sản, chuyển giao, mua bán theo thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật quy định trình tự, thủ tục khác.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *