Sự hình thành chế độ hôn nhân gia đình tại Việt Nam qua các thời kỳ ?

[VPLUDVN] Chế độ hôn nhân gia đình tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa trên sự kế thừa và phát triển có chọn lọc chế độ hôn nhân qua các thời kỳ lịch sử. Bài viết sẽ phân tích và làm rõ sự hình thành của chế độ hôn nhân qua các thời kỳ, cụ thể:

1. Chế độ hôn nhân và gia đình  Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám

Chế độ hôn nhân và gia đình trước Cách mạng Tháng Tám có một số đặc điểm sau:

– Việc kết hôn của nam nữ phải có sự đồng ý của ông bà, cha mẹ hay của một bậc tôn trưởng nào khác, dù con cái kết hôn ở độ tuổi nào cũng vậy.

– Duy trì chế độ đa thê: Trong các bộ dân luật thời kỳ này có những điều luật mang tính chất công nhận chế độ đa thê như là tất yếu. Tuy nhiên, pháp luật cấm người đàn ông đã có vợ chính lại cưới vợ chính khác.

– Phân biệt đối xử giữa các con: Các bộ luật thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám thể hiện sự phân biệt đối xử giữa con trai, con gái, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

– Bảo vệ quyền gia trưởng trong gia đình: Quyền gia trưởng thuộc về ông bà, cha mẹ. Người gia trưởng có quyền quyết định về các vấn đề nhân thân và tài sản của các thân thuộc sống chung trong gia đình.

– Duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng: Người chồng là người gia trưởng, người vợ luôn phụ thuộc vào chồng. Tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quyền quản lý của người chồng. Người vợ muốn làm nghề gì phải được chồng cho phép…

– Giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng và quy định căn cứ ly hôn riêng đối với ly hôn do một bên yêu cầu và thuận tình ly hôn: Trong Luật Hồng Đức và Luật Gia Long quy định khi người vợ phạm vào “thất xuất” thì đó là cớ mà chồng được ly dị, trừ trường hợp thuộc “tam bất khứ”. Đồng thời, pháp luật thời kỳ Pháp thuộc cũng quy định riêng căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hợp ỵợ yêu cầu và căn cứ ly hôn áp dụng riêng cho trường hợp chồng yêu cầu.

2. Pháp Luật Hôn nhân và gia đình của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước khi ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959

2.1 Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950

Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật là văn bản đầu tiên của Nhà nước ta quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình, sắc lệnh gồm 15 điều, trong đó 8 điều quy định về vấn đến hôn nhân và gia đình. Sắc lệnh quy định những nội dung cơ bản sau:

– Cho phép con đã thành niên lấy vợ, lấy chồng không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hay một thân trưởng nào khác (Điều 2).

– Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ, lấy chồng được. Tuy nhiên, đối với đàn bà goá thì phải đợi mười tháng kể từ khi chồng chết mới được kết hôn. Nếu kết hôn trước thời hạn đó thì phải chứng minh rằng họ đang có thai hoặc không có thai. Quy định này nhằm đảm bảo việc xác định cha cho đứa trẻ do người đàn bà sinh ra sau này.

– Thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng: Người đàn bà có chồng, có toàn năng lực về mặt hộ. Đồng thời, sắc lệnh cũng quy định nếu người chồng chết trước thì người vợ có quyền xin chia tài sản chung của vợ chồng, người vợ có quyền được thừa kế di sản của chồng (Điều 11).

– Xoá bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con: Cha mẹ không có quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi (Điều 8).

– Bảo vệ quyền thừa kế của vợ, chồng và các con: Người chồng goá hay vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung của vợ chồng (Điều 11).

– Bảo vệ quyền của người con ngoài giá thú: Người con hoang vô thừa nhận có quyền thưa trước Toà án để truy nhận cha hoặc mẹ cho mình (Điều 9).

2.2 Sắc lệnh sổ 159-SL ngày 17-11-1950

Sắc lệnh gồm 9 điều quy định các nội dung sau:

– Công nhận quyền tự do giá thú và tự do ly hôn, quy định 5 duyên cớ ly hôn áp dụng chung cho cả vợ và chồng nhằm xoá bỏ sự phân.biệt về duyên cớ ly hôn đối với vợ và chồng. Gồm: Một bên ngoại tình; Một bên can án phạt giam; Một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có lý do chính đáng; Một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; Vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được (Điều 2).

– Đơn giần hoá thủ tục ly hôn. sắc lệnh cho phép vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn (Điều 3). Khi xét xử việc ly hôn, Tòa án áp dụng các thủ tục thông thường như xử các việc hộ khác. Trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, nếu Tòa án nhân dân huyện hay thị xã hòa giải không thành và nểu sau đó một tháng, vợ chồng vẫn giữ nguyên ý định xin ly hôn, thì Tòa án nhân dân huyện hay thị xã sẽ chính thức công nhận việc thuận tình ly hôn (Điều 4).

– Bảo vệ phụ nữ và thai nhi trong việc ly hôn: Nếu người vợ đang có thai thì vợ hay chồng có thể xin Tòa án hoãn đến sau khi sinh nở mới xử việc ly hôn (Điều 5).

– Bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên khi ly hôn: Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom nuôi nấng và dạy dỗ chúng. Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình (Điều 6).

– Thống nhất luật lệ về ly hôn trong toàn quốc. Theo sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép áp dụng có chọn lọc các quy định trong các bộ dân luật cũ. Trước đó, nước ta chia làm 3 miền với 3 bộ dân luật riêng (Dân luật Bắc kỳ năm 1931, Dân luật Trung kỳ năm 1936, Dân luật Giản yếu năm 1883). Vì vậy, vấn đề ly hôn được giải quyết ở mỗi miền theo quy định riêng nên không có sự thống nhất. Kể từ ngày sắc lệhh số 159/SL/1950 được công bố (ngày 17/11/1950), việc xét xử ly hôn được áp dụng thống nhất trong toàn quốc theo quy định trong sắp lệnh này.

3. Pháp luật về hôn nhân và gia đình  miền Nam trước ngày giải phóng

Từ cuối năm 1954 đến tháng 3 năm 1975, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thực hiện chính sách thống trị ở miền Nam. Các văn bản pháp luật quy định về hôn nhân và gia đìrih gồm: Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm; sắc luật năm 1964 ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh; Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.

Pháp luật về hôn nhân và gia đình ở miền Nam có các đặc điểm cơ bản sau:

– Các văn bản pháp luật ở miền Nam thời kỳ này đều quy định chính thức bãi bỏ chế độ đa thê.

– Các văn bản pháp luật đều quy định khi kết hôn phải có sự ưng thuận của những người kết hôn, đồng thời nếu người kết hôn chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc ông, bà, người giám hộ hoặc hội đồng gia tộc nếu cha, mẹ không còn hoặc tuy còn nhưng không bày tỏ được ý chí của họ.

– Luật Gia đình năm 1959 khẳng định người vợ được xếp ngang hàng với người chồng về mọi phương diện. Nhưng sắc luật năm 1964 và Bộ dân luật năm 1972 công nhận quyền gia trưởng của người chồng và quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng.

– Các văn bản pháp luật thời kỳ này đều quy định vợ chồng có quyền ly thân. Ly thân là giải pháp duy nhất của vợ chồng khi họ không thể tiếp tục sống chung (Luật Gia đìrih năm 1959). Ly thân cũng có thể là giải pháp vợ chồng lựa chọn khi quan hệ giữa họ đã có bất đồng trầm trọng mà chưa muốn ly hôn (Sắc luật năm 1964 và Bộ dân luật năm 1972).

– Luật Gia đình năm 1959 cấm vợ chồng ly hôn, trừ trường họp đặc biệt do Tổng thống quyết định, sắc luật năm 1964 và Bộ dân luật năm 1972 đã công nhận cho vợ chồng có quyền được ly hôn. Nhưng giải quyết ly hôn cũng dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng, những duyên cớ ly thân cũng áp dụng cho ly hôn.

– Quan hệ giữa cha mẹ và con đều được các đạo luật trền ‘ cho là vấn đề cốt yếu. Pháp luật thời kỳ này phân biệt con chính thức và con ngoại hôn. Khi con ngoại hôn được cha, mẹ thừa nhận thì cũng không có đầy đủ quyền lợi như con chính thức. Con ngoại hôn chưa được cha mẹ thừa nhận không có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho mình, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

– Vấn đề nuôi con nuôi đều được các đạo luật thời kỳ này quy định chặt chẽ. Các vấn đề như điều kiện của việc nuôi con nuôi, hiệu lực của việc nuôi con nuôi đối với quan hệ giữa người con nuôi với gia đình cha, mẹ nuôi và với gia đình cha mẹ đẻ, quyền lợi của người con nuôi trong gia đình cha mẹ nuôi… đều được quy định cụ thể. Có thể nhận thấy các đạo luật thời kỳ này đều bảo vệ quyền lợi của người con nuôi cũng như của cha mẹ nuôi.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *