Sự hình thành và phát triển của đại diện bên sử dụng lao động?

[VPLUDVN] Song song với sự tồn tại và phảt triển của các tổ chức bên NLĐ là tổ chức bên NSDLĐ. Tổ chức bên NSDLĐ, có thể dưới những tên gọi khác nhau như “tổ chức sử dụng lao động”, “hiệp hội NSDLĐ” hoặc “liên minh giới chủ”…

Nhưng đều được hiểu là tổ chức được hình thành từ quá trình liên kết của các doanh nghiệp, bao gồm cả các nhà sản xuất hay hệ thống bán hàng hoặc bất cứ ai có sử dụng lao động. Tổ chức của NSDLĐ được thành lập với mục đích tìm kiếm sự thống nhất ý chí của những NSDLĐ, đại diện cho họ trong quan hệ với các đối tác khác như tổ chức của bên NLĐ hoặc với nhà nước để bảo vệ và tối ưu hóa lợi ích của bên sử dụng lao động.

Việc ra đời của tổ chức đại diện cho NSDLĐ được thúc đẩy bởi nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc NSDLĐ buộc phải thành lập tổ chức đại diện cho mình ở nhiều quốc gia là sức ép phải đàm phán do chính các cuộc đấu hanh của NLĐ tạo ra. Chính sự xuất hiện của công đoàn và những nỗ lực của họ trong việc thiết lập các thỏa thuận có tính tập thể trong một lĩnh vực hoặc trong ngành công nghiệp rộng lớn cuối cùng đã dẫn đến hành động liên kết, hợp tác của giới sử dụng lao động để cùng “đối phó” với một đối thủ chung – công đoàn, là đại diện bên lao động. Đây được xem như hệ quả tất yếu ở thời điểm các tổ chức công đoàn sinh sôi nảy nở và tạo ra được sức mạnh trong đàm phán về mức lương cũng như các điều kiện lao động thông qua việc sử dụng các hành động tập thể có tính tấn công. NSDLĐ trong hoàn cảnh này buộc phải đoàn kết lại, cố gắng tạo ra sức mạnh cần thiết để cùng nhau kiềm chế mức lương cũng như các điều kiện lao động mà phía công đoàn đưa ra. Điều này không chỉ giúp họ tránh được chi phí lao động bị đẩy lên quá cao, mà giúp hạn chế bớt sức hấp dẫn của công đoàn, kiềm chế sự bùng nổ của phong trào công nhân theo hướng bất lợi cho NSDLĐ.

Sự hình thành tổ chức đại diện NSDLĐ cũng có thể được thúc đẩy bởi một số nguyên nhân khác, ví dụ: để hợp tác, xúc tiến các hoạt động thương mại nhằm có được những lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, cung cấp đào tạo, tư vấn, bảo trợ, tăng cường năng lực quản trị nguồn nhân lực cho đơn vị thành viên… (Tổ chức đại diện cho NSDLĐ có thể xúc tiến và đẩy mạnh các (Ịuá hình thương mại, tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực thực hiện các vân đê mà doanh nghiệp thành viên quan tâm; cũng có thể cung cấp đào tạo, phổ biến kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho doanh nghiệp thành viên và những NLĐ làm thuê cho họ. Nhiều tổ chức đại diện cho NSDLĐ tồ chức các cuộc hội thảo, trao đổi ý kiến hoặc tập huấn để nâng cao năng lực hoạt động của mình.)

Đối với trường hợp này, chức năng thương lượng với tổ chức đại diện của NLĐ có thể xuất hiện sau. Đôi khi, lí do dẫn đến sự ra đời của tổ chức đại diện NSDLĐ có thể chỉ là để có chủ thể đại diện cho bên sử dụng lao động tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật của nhà nước…

Các tổ chức của NSDLĐ có thể là liên minh của những NSDLĐ cùng hoạt động trong một lĩnh vực ngành nghề hoặc liên minh của NSDLĐ thuộc những lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhung tổ chức theo địa giới như vùng, khu vực hoặc quốc gia. Vai ttò cũng như địa vị của tổ chức NSDLĐ không giông nhau giữa các quốc gia.

Ở các nước thuộc hệ thống kinh tế Anglo-Saxon (chẳng hạn như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), nơi sự hợp tác giữa các tổ chức sử dụng lao động với nhau, giữa họ với công đoàn và với nhà nước không được thể chế hóa thì tổ chức bên sử dụng lao động chỉ là nhóm lợi ích thông qua việc vận động hành lang, cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ. Trong các nước này, tổ chức sử dụng lao động có xu hướng yếu, với nhiều chức năng của họ đã được trao cho (và thực hiện bởi) các tập đoàn thương mại công nghiệp, mà về cơ bản là các tổ chức công.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường xã hội như Áo, Thụy Điển và Hà Lan, các tổ chức của bên sử dụng lao động là một hợp phần của cấu trúc thể chế. Họ làm việc cùng với chính quyền và các công đoàn. Trong đàm phán ba bên, họ cùng thỏa thuận về các vấn đề như mức tiền lương, tỉ lệ tăng lương, mức thuế suất và chế độ hưu trí… của NLĐ.

Tổ chức giới chủ có thể xuất hiện ở nhiều cấp. Đối với cấp ngành, nghề, khu vực, do có những đặc thù riêng về điều kiện sản xuất kinh doanh, NSDLĐ cần có tổ chức đại diện của mình để đàm phán hiệu quả trong các cuộc thương lượng với công đoàn cùng cấp, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành viên. Ở cấp độ quốc gia, NSDLĐ cần có sự liên kết để đàm phán, thương lượng với đại diện bên lao động nhằm giải quyết các vấn đề có khả năng ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường lao động hoặc để tham gia vào cơ chế ba bên khi nhà nước yêu cầu nhằm xây dựng chính sách và pháp luật lao động hoặc để thực hiện các mục tiêu thương mại và mục tiêu chung khác của NSDLĐ trên bình diện quốc gia. Ở cấp độ quốc tể, việc liên kết các tổ chức đại diện cho NSDLĐ cho phép họ tham gia diễn đàn ba bên ở cấp quốc tế có khả năng gây ảnh hưởng tới quá trình xây dựng các điêu ước quốc tế về quan hệ lao động, chẳng hạn tại Tổ chức Lao động quốc tế, thông qua đó tạo ảnh hưởng đến chính sách, pháp luật quốc gia bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ. Khi tham gia tổ chức đại diện cho NSDLĐ quốc tế, họ có cơ hội tranh thủ ý tưởng, khai thác kinh nghiệm quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho NSDLĐ trong nước. Bên cạnh đó, họ còn có thể tìm kiếm các bạn hàng mới cho NSDLĐ trong nước, xúc tiến các quá trình hợp tác nhằm mở rộng thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài…

Tổ chức giới chủ cấp quốc tế lớn nhất hiện nay là Tổ chức giới chủ thế giới (International Organisation of Employers – IOE), thành lập năm 1920. Hiện nay Tổ chức này có 150 thành viên là đại diện NSDLĐ của trên 140 quốc gia. Nhiệm vụ của IOE là tăng cường và bảo vệ lợi ích của NSDLĐ trong các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là các diễn đàn của Tổ chức Lao động quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo các chính sách lao động-xã hội quốc tế, tạo ra thuận lợi và thúc đẩy sự lớn mạnh của doanh nghiệp, tạo việc làm cho NLĐ.

Tổ chức giới chủ đại diện ở khu vực châu Á là Liên đoàn giới chủ châu Á – Thái Bình Dương (Coníederation of Asia-Pacifíc Employers – CAPE) được thành lập vào tháng 10/2000 tại Hội nghị cấp cao của giới chủ châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Singapore. Hiện nay CAPE có 21 thành viên đến từ 20 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vai trò của tổ chức này là xác lập các chính sách kinh tế-xã hội để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng, nhận định về các thách thức và cơ hội trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế và các nhu cầu cấp bách mới của sự hợp tác, kết họp và tác động qua lại lẫn nhau.

Tổ chức đại diện cho NSDLĐ có đặc điểm: Thứ nhất, được thành lập (được bầu, được lựa chọn) tự do bởi các chủ sử dụng lao động hoặc đại diện của họ. Tổ chức đại diện cho NSDLĐ nói tiếng nói chung của những NSDLĐ tham gia tổ chức của mình, cố gắng thiết lập quan hệ tốt với các thành viên để tạo ra một liên minh vững chắc, có điều kiện thực hiện lợi ích và ý tưởng của các thành viên tốt hơn. Thứ hai, được thành viên trao quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyền và lợi ích của NSDLĐ. Quyền trao cho tổ chức này có thể là quyền tuyệt đối đối với một sổ vấn đề nào đó. Tuy nhiên, với những vấn đề doanh nghiệp thành viên muốn có quyền tự quyết, họ có thể không được trao quyền tuyệt đối. Với những vấn đề như vậy, tổ chức đại diện NSDLĐ có thể giải quyết theo các phương án hoặc những nguyên tắc đã được thành viên thong nhất. Trong trường họp gặp những vướng mắc, họ có thể tổ chức lấy ý kiến trực tiếp của thành viên trước khi quyết định. Những quyền như vậy sẽ được quy định trong điều lệ (hoặc quy chế hoạt động…) của tổ chức, có thể được điều chỉnh khi có ý kiến chung do thành viên đưa ra và đã được biểu quyết tán thành.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *