Tài nguyên nước là gì? Ảnh hưởng hoạt động con người đến tài nguyên nước

1. Khái niệm về nước và ảnh hưởng con người đối với tài nguyên nước

Nước là thành phần môi trường gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như sự sống trên hành tinh. Vai trò to lớn của nước đối với đời sống con người cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trinh khai thác, sử dụng, tác động tới nước, tất yếu dẫn tới phải bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật vói những quy định cụ thể về các nguồn nước và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của cộng đồng.

Tuỳ theo tính chất, đặc điểm, của các nguồn nước cũng như yêu câu quản lí, sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia nguồn nước nói chung và các lưu vực sông thành từng loại cụ thể như: Nước mặt, nước dưới đất, nước sinh hoạt, nước sạch, nguồn nước liên tỉnh, nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên quốc gia, lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh… (Điều 2 Luật tài nguyên nước năm 2012).

Tài nguyên nước rất đa dạng và có vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống con người, tuy nhiên hoạt động của con người đã và đang tác động, gây ảnh hưởng rất xấu tới tài nguyên nước, dẫn tới cần phải có biện pháp kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước.

Hoạt động của con người có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, trữ lượng nước. Những ảnh hưởng đó có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Ở đây chúng ta chỉ đề cập những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đối với nguồn nước, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, từ đó tìm ra các giải pháp pháp lý có hiệu quả. Những ảnh hưởng từ hoạt động của con người đối với tài nguyên nước được xem xét dưới hai nhóm hoạt động, đó là nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh và nhóm các hoạt động trong sinh hoạt.

– Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc thù là sử dụng nguồn nước tập trung với lưu lượng lớn. Điều đó dễ gây tình trạng khai thác quá mức dẫn tói suy thoái, cạn kiện nguồn nước ở những khu vực nhất định (nhất là cạn kiệt các mạch nước ngầm). Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra lượng lớn nước thải công nghiệp (thường chứa các chất gây ô nhiễm môi trường với mức độ đáng kể) và các chất thải khác. Lượng nước thải và chất thải này thường chưa qua Xử lý hoặc Xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, được thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt, hoặc ngấm qua đất tới các mạch nước ngầm. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay ở Việt Nam. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi hồng thuỷ sản hiện cũng gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên nước, như gây nhiễm mặn nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hoá học quá giới hạn cho phép. Các hoạt động du lịch, giải trí, giao thông đường thuỷ cũng gây ô nhiễm môi trường nước ở mức độ nhất định do việc xả chất thải từ các phương tiện giao thông cũng như từ khách du lịch vào nguồn nước.

– Sinh hoạt của con người cũng ảnh hưởng tới chất lượng, trữ lượng nước ở rất nhiều khía cạnh. Trước hết là hoạt động khai thác nước ngầm một cách tùy tiện, không theo quy hoạch, dẫn tới cạn kiệt nguồn nước, gây sụt đất, lún đất. Mặt khác khai thác nước ngầm ở các khu vực không đảm bảo an toàn vệ sinh (gần nghĩa trang, khu chuồng trại…) dẫn tới việc cung cấp nước đã bị ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm nước từ việc xả thải chất thải sinh hoạt không qua Xử lý vào các nguồn nước mặt. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp vẫn gây ảnh hưởng tới môi trường nước với mức độ lớn hơn các hoạt động sinh hoạt. Vì vậy, với những chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh cần có những giải pháp kiểm soát ồ nhiễm đặc thù.

Ngoài những ảnh hưởng do hoạt động của con người, còn có những ảnh hưởng mang tính tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái nước như hiện tượng động đất, núi lửa phun, lũ lụt, sóng thần, hạn hán… Do đó, bảo vệ, phát triển nguồn nước cần phải xem xét các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan gây ô nhiễm nguồn nước để có giải pháp thích hợp.

2. Bảo vệ tài nguyên nước

Bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ sự sống còn của loài người cũng như sự sống của trái đất. Do vậy, bảo vệ tài nguyên nước là nội dung không thể thiểu của pháp luật môi trường.

Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước. Như vậy, bảo vệ tài nguyên nước luôn luôn gắn liền với phát triển tài nguyên nước, tức là nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trịcủa tài nguyên nước.

Bảo vệ tài nguyên nước là một lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm các biện pháp về giữ gìn trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước, phòng chống khắc phục các hậu quả tác hại do nước gây ra. Bảo vệ tài nguyên nước phải căn cứ vào sự vận động của nước, các ảnh hưởng của từng lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, giao thông đối với tài nguyên nước cũng như yêu cầu về khai thác sử dụng nước sinh hoạt.

Bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật là hết sức cần thiết. Điều này xuất phát từ các đòi hỏi khách quan trong đời sống xã hội cũng như vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước.

Các đòi hỏi khách quan về bảo vệ tài nguyên nước được thể hiện ở chỗ: nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nước dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… không có nước thì không có sự sống của con người cũng như sự sống trên trái đất. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng nước đang ngày càng tăng. Theo Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam năm 2003 thì tổng nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp năm 2000 là 76,6 tỉ m3, dự báo tới năm 2010 nhu cầu này sẽ tăng lên 88,8 tỉ m3. Cũng theo báo cáo này thì tiêu dùng nước sinh hoạt ở Việt Nam năm 1990 là khoảng 1,341 tỉ m3 nhưng có thể tăng đến 3,008 tỉ m3 trong năm 2010. Mặt khác, hiện nay tình trạng ô nhiễm, suy thoái, nguồn nước ở những khu vực khác nhau đang ở mức báo động. Hầu hết các nguồn nước mặt ở các đô thị, khu công nghiệp của Việt Nam thường xuyên phải tiếp nhận quá tải chất thải (chưa qua Xử lý hoặc Xử lý chưa đạt tiêu chuẩn) nên thường chứa các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép tới hàng chục lần. Ngay cả nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước dùng cho nhu cầu ăn uống vệ sinh của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, đòi hỏi phải luôn đạt tiêu chuẩn môi trường thì cũng bị ô nhiễm ở mức đáng kể (tính đến năm 2001 tỉ lệ người dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt sạch trung bình chỉ đạt trên 30%, thấp nhất vùng núi phía Bắc chỉ đạt – Thực trạng về tài nguyên nước như vậy đang là mối lo ngại sâu sắc cho cộng đồng, đòi hỏi chúng ta phải tích cực bảo vệ tài nguyên nước hơn bao giờ hết.

Bảo vệ tài nguyên nước dưới góc độ bảo vệ môi trường không chỉ nhằm giữ gìn trữ lượng, chất lượng các nguồn nước mà còn phải nhăm phòng chống, khắc phục các hậu quả, tác hại do sự vận động bất thường của nước gây ra. Chính vì vậy việc tổ chức thực hiện các hoạt động nhàm phòng chống, khắc phục các sự cố bão, lũ lụt, sóng thần, hạn hán cũng được coi là một bộ phận của hoạt động bảo vệ tài nguyên nước nói chung và có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của con người trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn nước.

Bảo vệ tài nguyên nước là phù hợp với đòi hỏi khách quan, tuy nhiên đòi hỏi đó chỉ đáp ứng một cách hiệu quả khi sử dụng công cụ pháp luật để kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước. Bởi vì pháp luật có những ưu thế đặc biệt của một công cụ quản lí mà các công cụ khác không có được. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, tính xã hội, tính bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước, do đó sự điều chỉnh của pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước là đặc biệt hiệu quả so với các biện pháp khác. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước đã quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển nguồn nước để từ đó buộc cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Đây chính là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *