Tại sao luật tố tụng hình sự là một ngành khoa học?

1. Phân tích về khoa học tố tụng hình sự ?

Khoa học luật tố tụng hình sự cũng như khoa học pháp lí nói chung không trực tiếp quy định cụ thể mà chỉ nghiên cứu, phân tích các hiện tượng pháp luật tương ứng. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự là các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và một số vấn đề vượt ra ngoài giới hạn của sự điều chỉnh bằng pháp luật như nghiên cứu, so sánh luật tố tụng hình sự của các nước khác nhau…

Khoa học luật tố tụng hình sự có mối liên quan mật thiết với các ngành khoa học sau:

– Khoa học điều ha tội phạm là khoa học về các quy luật phản ánh cấu trúc của vụ phạm tội; các quy luật hình thành thông tin về vụ phạm tội và thủ phạm; các quy luật thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ và các phương tiện, biện pháp, phương pháp điều tra, phòng ngừa tội phạm được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức các quy luật đó.

– Pháp y học là ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề về y học cần thiết cho việc điều tra, xét xử vụ án hình sự.

– Tâm lí học tư pháp là một ngành tâm lí học ứng dụng nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lí cúa con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

– Tầm thần học tư pháp là ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề về bệnh tâm thần nhằm xác định khả năng nhận thức, khai báo của người làm chứng, người bị hại… trong trường hợp có nghi ngờ.

– Thống kê hình sự là ngành khoa học nghiên cứu và tổng hợp các sự kiện có tính chất số lượng về tình trạng phạm tội nhằm lảm sáng tỏ nguyên nhân phạm tội và đề ra các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm.

– Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.

Khoa học luật tố tụng hình sự có mối liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học nói trên. Kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học này có giá trị bổ trợ lẫn nhau. Việc nghiên cứu khoa học luật tố tụng hình sự phải được đặt trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác để có nhận thức toàn diện, thống nhất nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu.

2. Phân tích quan hệ pháp luật tố tụng hình sự ?

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh trong đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm sau:

– Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mang tính quyền lực nhà nước, phát sinh từ khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Một trong các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan mật thiết với quan hệ pháp luật hình sự. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội thì xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự giữa người đó với Nhà nước. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được xác lập để giải quyết quan hệ pháp luật hình sự.

– Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan chặt chẽ với các hoạt động tố tụng. Hoạt động tố tụng hình sự làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tố tụng hình sự làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoạt động tố tụng.

Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bao gồm khách thể, chủ thể và nội dung. Trong một quan hệ pháp luật nhất định, việc thực hiện quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lí của những người tham gia quan hệ bao giờ cũng nhằm đạt được mục đích nhất định. Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các bên nhằm đạt được khi thiết lập với nhau một quan hệ pháp luật cụ thể. Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự gồm: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự quy định các chủ thể có tư cách pháp lí khác nhau có quyền và nghĩa vụ tố tụng khác nhau.

3. Môn học luật tố tụng hình sự nghiên cứu những gì ?

Với tự cách là một môn học, luật tố tụng hình sự được đưa vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật hoặc chuyên ngành luật. Là một môn học trong các cơ sở đào tạo này, luật tố tụng hình sự có vai trò, vị trí như các môn học khác, là môn chuyên ngành pháp lí nghiên cứu luật tố tụng hình sự dựa trên cơ sở của khoa học luật tố tụng hình sự và luật thực định. Điều này không có nghĩa là trong quá trình giảng dạy môn luật tố tụng hình sự chúng ta không sử dụng những tài liệu có liên quan đến các ngành khoa học khác. Tuy nhiên, việc sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác chỉ mang tính chất bổ trợ, vì như trên đã phân tích, đối tượng nghiên cứu của môn học luật tố tụng hình sự chỉ có thể là luật tố tụng hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự.

Với nhiệm vụ trang bị cho người học kiến thức lí luận cơ bản của luật tố tụng hình sự và khả năng áp dụng chúng trong quá trình khởi tố, điều fra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự đối với vụ án hình sự thông thường, môn học luật tố tụng hình sự đượcgiảng dạy trên cơ sở giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam được chia thành hai phần.

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của luật tố tụng hình sự

Đây là phần chung của luật tố tụng hình sự. Phần này lí giải luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng đồng thời nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự; quan hệ pháp luật tố tụng hình sự…; địa vị pháp lí của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự; những vấn đề lí luận cơ bản về chế định chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự; căn cứ, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác trong tố tụng hình sự.

Phần thứ hai: Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Đây là phần riêng của luật tố tụng hình sự. Căn cứ vào quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định trong BLTTHS, phần này nghiên cứu trình tự, thủ tục khởi tố, điều ưa, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *