Tâm lý học tư pháp: 24 Câu hỏi tự luận (có đáp án)

Câu hỏi tự luận môn tâm lý học tư pháp

1. Trình bày đặc điểm hoạt động nhận thức, thiết kế, giáo dục của hoạt động cải tạo. Theo anh chị, hoạt động nào có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn cải tạo? Vì sao?

a. Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong quá trình cải tạo:

– Nhận thức nhằm làm sáng tỏ những sai sót về nhân cách dẫn đến phạm tội, phục vụ cho hoạt động cải tạo, giáo dục người phạm tội.

– Nhận thức thông qua hồ sơ của phạm nhân và sự tiếp xúc trực tiếp với con người của phạm nhân khi nhập trại.

– Người quản giáo phải nhận thức, nghiên cứu tất cả các đặc điểm, nhu cầu, hứng thú, các thuộc tính tâm sinh lý  của phạm nhân để áp dụng các hình thức và nội dung cải tạo giáo dục phù hợp.

– Người quản giáo phải nghiên cứu các đặc điểm của phạm nhân một cách liên tục trong suốt quá trình cải tạo, đồng thời ghi nhận được sự chuyển biến của những đặc điểm này để đề ra phương án xây dựng kế hoạch cải tạo hợp lý.

b. Đặc điểm của hoạt động thiết kế trong quá trình cải tạo:

– Do ngươi quản giáo trực tiếp thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện cải tạo và đặc điểm nhân thân của từng phạm nhân.

– Hoạt động thiết kế mang tính tập thể: kế hoạch cải tạo, giáo dục phạm nhân là kết quả của sự thảo luận, thống nhất của tập thể quản giáo cho tập thể phạm nhân trong trại. Chính yếu tố tập thể của hoạt động thiết kế mà vai trò của tập thể trong hoạt động cải tạo được đề cao, rèn luyện tích cực, sự tự ý thức cho phạm nhân, đây là phương tiện giáo dục quan trọng.

– Phương tiện để lập KH và ra các quyết định mang tính thiết kế của cán bộ qủan giáo là nhật ký, phiếu ghi chép, đánh giá về từng phạm nhân.

c. Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong quá trình cải tạo:

– Chủ thể quan trọng nhất là cán bộ quản giáo, hoạt động giáo dục hướng đến đối tượng đặc thù là người phạm tội.

– Nội dung giáo dục sâu rộng, toàn diện, mang tính hệ thống, bài bản nhằm thay đổi cách nhìn nhận, quan điểm, lập trường, hình thành một số kỷ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp mưu sinh cho người phạm tội. Hoạt động giáo dục trong quá trình cải tạo có thể coi là hoạt động quan trọng nhất tác động đến người phạm tội, nó là mục đích cuối cùng của hoạt động tố tụng.

– Mang tính cưỡng chế, không mang tính công khai như trong giai đoạn xét xử. Trong hoạt động này luôn tồn tại mối quan hệ bất bình đẳng giữa chủ thể và đối tượng giáo dục đồng thời thể hiện sâu sắc ý chí của chủ thể giáo dục.

– Phương tiện giáo dục: mang tính đa dạng, phong phú (thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, tài liệu, phim ảnh, con người thực tế, thông qua các hoạt động sản xuất, lao động, học tập, giải trí…)

– Thời gian tác động: mang tính ổn định, lâu dài.

=> Hoạt động có vai trò quan trọng nhất là hoạt động giáo dục vì:

– Giáo dục là để hình thành nhận thức tích cực và giáo dục kỹ năng, kỹ xảo trong thói quen lao động, trong nghề nghiệp

– Giáo dục để biến 1 người khiếm khuyết trở thành 1 người hoàn thiện nhờ tác dụng giáo dục có hệ thống.

2. Trình bày sự khác nhau về hoạt động nhận thức giữa các giai đoạn điều tra, xét xử và cải tạo?

a. Hoạt động nhận thức của giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử đã có trong tài liệu.

b. Hoạt động nhận thức của giai đoạn cải tạo:

* Chủ thể nhận thức: Người quản giáo

* Mục đích: giúp phạm nhân có tâm lý ổn định, hướng thiện và cải tạo tốt hơn, đồng thời trang bị kiến thức nhất định để phạm nhân dễ tái hòa nhập cộng đồng sau khi ra trại.

* Đặc điểm:

– Nhận thức nhằm làm sáng tỏ những sai sót về nhân cách dẫn đến phạm tội, phục vụ cho hoạt động cải tạo, giáo dục người phạm tội.

– Nhận thức thông qua hồ sơ của phạm nhân và sự tiếp xúc trực tiếp với con người của phạm nhân khi nhập trại.

– Người quản giáo phải nhận thức, nghiên cứu tất cả các đặc điểm, nhu cầu, hứng thú, các thuộc tính tâm sinh lý  của phạm nhân để áp dụng các hình thức và nội dung cải tạo giáo dục phù hợp.

– Người quản giáo phải nghiên cứu các đặc điểm của phạm nhân một cách liên tục trong suốt quá trình cải tạo, đồng thời ghi nhận được sự chuyển biến của những đặc điểm này để đề ra phương án xây dựng kế hoạch cải tạo hợp lý.

* Nội dung:

– Nhận thức các đặc điểm nhân thân của phạm nhân như nhu cầu, hứng thú, các đặc điểm tâm lý tiêu cực, tích cực, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ XH, nghề nghiệp, trình độ VH của phạm nhân; những tình huống, hoàn cảnh cụ thể mà phạm nhân đã thực hiện hành vi phạm tội; hệ thống các biện pháp áp dụng chung, riêng…để giáo dục phạm nhân và giúp phạm nhân cải tạo tốt hơn.

3. Trình bày sự khác nhau về hoạt động nhận thức giữa các giai đoạn điều tra, xét xử và cải tạo?

a. Hoạt động giáo dục của giai đoạn điều tra và xét xử đã có trong tài liệu

b. Giai đoạn cải tạo:

* Chủ thể giáo dục: Là cán bộ quản giáo và người phạm tội nhưng chủ yếu là cán bộ quản giáo

* Đối tượng được giáo dục: Người phạm tội.

* Mục đích:

* Đặc điểm:

– Chủ thể quan trọng nhất là cán bộ quản giáo, hoạt động giáo dục hướng đến đối tượng đặc thù là người phạm tội.

– Nội dung giáo dục sâu rộng, toàn diện, mang tính hệ thống, bài bản nhằm thay đổi cách nhìn nhận, quan điểm, lập trường, hình thành một số kỷ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp mưu sinh cho người phạm tội. Hoạt động giáo dục trong quá trình cải tạo có thể coi là hoạt động quan trọng nhất tác động đến người phạm tội, nó là mục đích cuối cùng của hoạt động tố tụng.

– Mang tính cưỡng chế, không mang tính công khai như trong giai đoạn xét xử. Trong hoạt động này luôn tồn tại mối quan hệ bất bình đẳng giữa chủ thể và đối tượng giáo dục đồng thời thể hiện sâu sắc ý chí của chủ thể giáo dục.

– Phương tiện giáo dục: mang tính đa dạng, phong phú (thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, tài liệu, phim ảnh, con người thực tế, thông qua các hoạt động sản xuất, lao động, học tập, giải trí…)

– Thời gian tác động: mang tính ổn định, lâu dài.

* Nội dung:

– Giáo dục về chính sách, pháp luật của Nhà nước

– Giáo dục về nhân cách

– Giáo dục về kỷ năng và thói quen lao động

– Chuẩn bị tâm lý để tái hòa nhập cộng đồng.

4. Đặc điểm tâm lý của phạm nhân và tập thể phạm nhân? Ý nghĩa?

a. Đặc điểm tâm lý:

* Của phạm nhân:

– Có thể là chán chướng, buồn bã, bất cần, mặc kệ, phó thác cho người quản giáo. Lo lắng, sợ hãi về các biện pháp giáo dục sẽ bị áp dụng cũng như các mối quan hệ gia đình, XH trong hiện tại và tương lai. Mặc cảm, tránh tiếp xúc.

– Tuy nhiên cũng có những tâm lý khác như:

+ Đối với những phạm nhân đã hoàn toàn hối hận thì họ thích nghi với môi trường, tham gia tích cực vào các hoạt động của trại, tích cực cải tạo tốt để sớm trở về với gia đình.

+ Đối với những phạm nhân  cho rằng bị oan hoặc cho mức án quá nặng, không nhận thức được hành vui nguy hiểm của mình thì thờ ơ, lạnh nhạt với các  hoạt động của trại, nếu có cũng là đối phó, phản kháng, mang tính chiếu lệ, có khi trốn trại nếu có điều kiện.

+ Đối với những phạm nhân phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm… thì có thể là lạnh nhạt với cuộc sống trong trại, có thể là giả tạo chấp hành tốt nội quy trại nhưng sẵn sàng phản kháng, trốn trại khi có sơ hở.

– Ngoài ra đặc điểm tâm lý của phạm nhân còn tùy thuộc từng giai đoạn khác nhau của quá trình chấp hành hình phạt như:

+ Giai đoạn bắt đầu vào trại: là giai đoạn thích nghi, làm quen nên tâm lý chung thường là buồn bã, chán nản, bi quan, dễ nổi giận do sự thay đổi quá lớn trong cuộc sống.

+ Giai đoạn hình thành những hứng thú, nhu cầu lành mạnh trong điều kiện mới ở trại: phạm nhân bắt đầu thích nghi với hoàn cảnh sống hiện tại.

+ Giai đoạn thích nghi với môi trường: đa số PN nhận thức được hậu quả  do hành vi phạm tội của họ gây ra, quyết tâm chấp hành tốt các quy định học tập, cải tạo ở trại để sớm trở về.

+ Giai đoạn trước khi trả tự do: hồi hộp, náo nức khi gần được tự do nhưng cũng lo lắng về những khó khăn trước mắt mà họ phải gặp khi tái hòa nhập cộng đồng làm cho họ dễ cáu gắt, chán nản.

* Của tập thể phạm nhân:

– Thường tồn tại những mâu thuẫn, xung đột tâm lý, bởi vì các thành viên của tập thể thường là những người có tâm lý tiêu cực, khiếm khuyết nhân cách nên dễ tạo ra một tập thể xung đột.

–  Thường có những nhóm nhỏ có biểu hiện tâm lý tiêu cực bởi vì những nhóm này thường liên kết với nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu hứng thú tiêu cực, lệch lạc.

– Thường xảy ra hiện tượng lây lan tâm lý.

b. Ý nghĩa:

– Áp dụng các phương pháp tác động tâm lý phù hợp.

– Kịp thời phát hiện những xung đột nhỏ trong tập thể phạm nhân; ngăn chặn sự xuất hiện các nhóm nhỏ tiêu cực, đồng thời có những biện pháp nhằm xóa bỏ tâm lý tiêu cực trong tập thể phạm nhân.

5. Đặc điểm tâm lý của CB quản giáo trong cải tạo PN? Những nhược điểm tâm lý cần khắc phục?

a. Đặc điểm tâm lý:

– Lòng yêu nghề, say mê với công việc.

– Có niềm tin vào kết quả cải tạo người phạm tội cho dù công việc có thể gặp rất nhiều khó khăn.

– Cán bộ quản giáo phải có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn cao; có lòng nhân ái, kiên nhẫn, kiên trì trong việc giáo dục cải tạo PN; phải có óc tổ chức, sắp xếp, quản lý công việc cải tạo của PN và tập thể PN hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất; có khả năng giao tiếp.

b. Nhược điểm tâm lý:

– Xem người phạm tội nhất là các người phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là những người nguy hiểm, khả năng cải tạo họ là hạn chế.

– Tâm lý không tôn trọng người phạm tội, dễ gắt gỏng, lạm dụng phương pháp mệnh lệnh trong qúa trình cải tạo.

6. Những đặc điểm tâm lý của hoạt động bào chữa?

* Gồm có:

– Đặc điểm tâm lý của hoạt động nhận thức  trong bào chữa:

+ Chủ thể của hoạt động bào chữa là bị can, bị cáo, luật sư, người bị tạm giữ nhưng chủ yếu là luật sư.

+ Tính chất của nhận thức là độc lập so với các cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Chịu sự chi phối bởi chức năng bào chữa nên người bào chữa (BC) thường quan tâm hơn đến việc nhận thức các chứng cứ gỡ tội – tính chất một chiều trong nhận thức, vì vậy người bào chữa dễ bị rơi vào tình trạng thiếu khách quan trong vụ án dẫn đến lời bào chữa sẽ kém thuyết phục và không hiệu quả.

+ Chịu sự chi phối bởi quyền lợi của thân chủ và những trở ngại, rào cản trong tiếp cận với hồ sơ, tài liệu của vụ án cũng như trong việc tự thu thập, tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho hoạt động bào chữa.

+ Phạm vi nhận thức rộng, đòi hỏi người bào chữa phải tiến hành nhận thức và tìm kiếm những chứng cứ, tài liệu còn chưa được phản ánh trong hồ sơ vụ án để kiến nghị cơ quan tố tụng xử lý, không bỏ sót nhằm giải quyết thỏa đáng vấn đề quyền lợi hợp pháp, chính đáng của thân chủ.

– Thiết kế trong bào chữa:

+ TK trong hoạt động bào chữa là tổng hợp các thao tác tư duy về kế hoạt hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người bị buộc tội mà mình có trách nhiệm buộc tội.

+ Mục đích: tạo điều kiện kế hoạch hóa hoạt động bào chữa.

+ Hoạt động thiết kế bao trùm các giai đoạn tố tụng hình sự nhưng ở giai đoạn xét xử hoạt động thiết kế rất quan trọng vì đây là giai đoạn tập trung cao nhất cho sự chuẩn bị của người bào chữa và cũng có tính chất hiện thực nhất về khả năng bảo vệ cho thân chủ của người bào chữa.

– Giáo dục trong bào chữa: mang tính chất giáo dục nhất định đối với người bị buộc tội cũng như cộng đồng

+ Đ/v thân chủ: khéo léo phân tích cho thân chủ thấy điểm sai của họ để gợi cho họ thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, chấp nhận một mức độ trách nhiệm nhất định về việc làm của mình.

+ Đ/v cộng đồng: khi xin giảm nhẹ cho người phạm tội hoặc chứng minh người phạm tội bị oan sai người bào chữa đã đưa đến những thông tin mang tính giáo dục cho cộng đồng, củng cố lòng tin của người dân vào công lý và sự công bằng của pháp luật.

– Giao tiếp, tổ chức và chứng nhận trong hoạt động bào chữa:

+ Hoạt động giao tiếp: Mục đích là thiết lập tâm lý tin cậy lẫn nhau để tìm kiếm những khả năng pháp lý và thực tế để giúp đỡ cho thân chủ. Đặc điểm: mang tính quan hệ đa chiều và tính đồng thuận cao.

+ Hoạt động tổ chức: được thực hiện bởi chính cá nhân người bào chữa, thể hiện ở việc chuẩn bị những phương tiện, điều kiện về vật chất, tâm lý để đạt hiệu quả cao trong các giai đoạn tố tụng. Người bào chữa phải chuẩn bị chu đáo tâm lý, sự thống nhất về xử sự cho thân chủ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của hoạt động bào chữa.

– Hoạt động chứng nhận: thể hiện ở việc chủ thể chính (người bào chữa) ký xác nhận vào các lọai biên bản, giấy tờ ghi nhận sự có mặt của mình trong một số hoạt động tố tụng. Tạo ra tính hợp pháp đối với vai trò, vị trí tố tụng của người bào chữa thông quá sự công nhận về tư cách tố tụng của người bào chữa từ phía cơ quan tố tụng cũng như từ phiá người bị buộc tội.

7. Yếu tố nào đã tạo ra tính chất xung đột của hoạt động bào chữa và nó thể hiện như thế nào?

* Thân chủ:

– Quan hệ tâm lý giữa người bào chữa và thân chủ được thực hiện trong một điều kiện không bình thường (Thân chủ e dè, thăm dò, không dám nói hết sự thật, chưa muốn chia sẻ hết  với người bào chữa nhưng lại chờ đợi sự ủng hộ tuyệt đối từ phía người bào chữa…)

* Người bào chữa:

– Có đánh giá cá nhân mang tính phán xét đối với hành vi phạm tội của người phạm tôi.

– Có thể có những đánh giá chủ quan ban đầu khi tiếp xúc với những bằng chứng, sự kiện liên quan đến vụ án.

– Có những nhận xét mang tính phiến diện, quy kết không có cơ sở khiến người bị buộc tội thất vọng.

– Ỷ lại vào kiến thức cá nhân, kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp.

* Các chủ thể khác trong tố tụng hình sự:

– Điều tra viên: Có tâm lý lo ngại khi biết có sự tham dự của người bào chữa; sự khác biệt về chức năng tố tụng của hai bên.

– Kiểm sát viên: mối quan hệ có tính chất đặc biệt vì mang tính tố tụng đối trọng nhau, đây cũng là nhân tố cản ngại sự thiết lập quan hệ giao tiếp giữa các bên với nhau và là rào cản cho việc thiết lập tâm lý giao tiếp tâm lý giữa họ dễ dẫn đến những tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

– Với Thẩm phán và HTND: luôn coi người bào chữa là khai thác thông tin một chiều, thiên về chiều hướng gỡ tội cho thân chủ nên không mang tính khách quan; một vài người trong HĐXX cho rằng người bào chữa chỉ đưa ra lý lẽ để gở tội cho thân chủ mà không có trách nhiệm pháp lý về những đề xuất của mình trong khi HĐXX phải chịu trách nhiệm pháp lý về quyết định của mình. Nếu bào chữa thắng, người bào chữa được hưởng toàn bộ danh lợi, còn HĐXX thì không.

8. Người bào chữa có thể giúp gì cho thân chủ trong việc vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực và bằng cách nào?

* Người bào chữa có thể giúp cho thân chủ vượt qua được những trạng thái tâm lý tiêu cực bằng nhiều cách như:

– Sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin để: thống nhất trong xử sự; nhắc lại những sự kiện đã được phản ánh trong hồ sơ để giúp thân chủ nắm thông tin một cách toàn diện nhằm tạo ra sự tương hợp trong cách nhìn nhận vấn đề và đạt đến sự nhất trí về phương án bào chữa; cung cấp các thông tin về pháp luật để hướng đến một cách hành xử đúng.. Đồng thời có thể sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau như cung cấp các chứng cứ có lợi cho thân chủ; cung cấp các địa điểm hoặc người chứa thông tin và đề nghị cơ quan chức năng tiến hành thẩm tra, thu thập thành bằng chứng.

– Sử dụng phương pháp thuyết phục: nhằm tạo ra sự hợp tác của NPT với cơ quan có trách nhiệm, có thể sử dụng phương pháp thuyết phục logic hoặc tình cảm để đạt được mục tiêu.

– Sử dụng phương pháp đặt vấn đề  và thay đổi tư duy: nhằm buộc NPT khai sự thật trên cơ sở các dữ liệu đã được xác định thông qua các câu hỏi và câu trả lời. Tuy nhiên đây là phương pháp không được phổ biến trong hoạt động bào chữa nhưng đôi khi có thể áp dụng cho thân chủ khi có bằng chứng về sự tham gia của thân chủ vào vụ án quá rõ nhưng thân chủ có tâm lý chối tội.

9. Hãy nêu rõ những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng của người bào chữa?

– Có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực diễn đạt

– Trung thực, vị tha, biết chia sẻ với thân chủ những khó khăn mà họ gặp, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nghĩa vụ nghề nghiệp với nghĩa vụ công dân.

– Có bản lĩnh, kiên định với chính kiến.

10. Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong giai đoạn xét xử và những phương pháp tác động tâm lý cần được sử dụng:

* Đặc điểm tâm lý của người bị hại:

– Bức xúc, phẩn nộ (mức độ có thể giám hơn so với giai đoạn diều tra do at6m lý của người bị hại đã ổn định hơn).

– Sợ sệt, lo lắng rằng bào chữa sẽ trả thù (do giao tiếp công khai tại phiên tòa nên bào chữa biết được người bị hại và nội dung tố cáo của họ).

– Bị ám ảnh, mất bình tĩnh, xấu hổ trong 1 số trường hợp.

– Thương hại, thông cảm cho hoàn cảnh của bào chữa (cũng có thể do bị mua chuộc, bồi thường thỏa đáng).

– Che giấu một phần lỗi của mình và bất hợp tác.

-> Vì tính chất công khai của hoạt động xét xử và trong trường hợp quyền lợi của người bị hại đã được giải quyết, thông thường tỷ lệ người bị hại tham gia phiên tòa ít hơn trong giai đoạn điều tra.

* Phương pháp tác động tâm lý:

– Phương pháp thuyết phục: trong trường hợp người bị hại có biểu hiện bất hợp tác, cố tình giấu giếm sự thật. Nội dung thuyết phục:

+ Chỉ cho người bị hại thấy trách nhiệm của mình trong việc hợp tác khai báo nhằm làm sáng tỏ vụ án.

+ Mối quan hệ pháp luật khi phát sinh tội phạm không chỉ là một quan hệ cá nhân riêng giữa bào chữa và người bị hại mà quan trọng là mối quan hệ giữa người phạm tội với NN và vì lợi ích chung của XH.

+ Thuyết phục bằng các chứng cứ cho thấy lời khai của họ không đúng; thuyết phục về sự an toàn của họ khi tham gia tố tụng.

– Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển:

+ Tổ chức giao tiếp công khai tại phiên tòa cần chú ý bảo vệ người bị hại dễ tổn thương như PN, trẻ em.

+ Tổ chức giao tiếp cần chú ý các mối quan hệ tế nhị như mối quan hệ lệ thuộc giữa bào chữa với người bị hại trước khi phạm tội.

+ Trong giao tiếp cần chú ý lắng nghe lời trình bày của người bị hại, làm cho người bị hại thấy được tôn trọng hoặc được khuyến khích trong giao tiếp.

– Phương pháp truyền đạt thông tin: thông tin liên quan đến chứng cứ mâu thuẫn, đến quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong việc đưa ra chứng cứ về vụ án và yêu cấu bồi thường. Không nên truyền đạt những thông tin làm cho người bị hại bị tổn thương, bị ám ảnh do người phạm tội gây ra nếu thấy không thật cần thiết.

– Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy: được áp dụng nhằm làm sáng tỏ các thông tin về vụ án bằng cách đặt các câu hỏi để kiểm tra chứng cứ chưa rõ hoặc mâu thuẫn) và mô hình vụ án.

11. Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong giai đoạn xét xử và những phương pháp tác động tâm lý cần được sử dụng:

* Đặc điểm tâm lý:

– Đặc điểm tâm lý chung:

+ Bức xúc trước hành vi phạm tội mà họ phải chứng kiến

+ Mong muốn được xử lý nghiêm nên qđịnh ra làm chứng

– Đặc điểm tâm lý tiêu cực:

+ Quên tình tiết mà họ chứng kiến vì sự việc xảy ra lâu ngày mà họ không quan tâm nhiều.

+ Cảm thấy hối hận vì làm chứng sẽ gây bất lợi cho bào chữa

+ Sợ bị trả thù hoặc phiền hà sau khi tham gia phiên tòa công khai có nhiều người biết

+ Khi nghe người làm chứng khác khai không thống nhất nên họ không tự tin vào lời khai của mình.

+ Cảm thấy phiền phức vì chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền nên khai báo thiếu trách nhiệm.

-> Vì những trở ngại tâm lý trên nên số người chịu ra làm chứng trước tòa thường ít hơn giai đoạn điều tra.

* phương pháp tác động:

– Phương pháp thuyết phục: thuyết phục người làm chứng về ý thức trách nhiệm của công dân tham gia phòng chống tội phạm, tầm quan trọng về lời khai của họ trong giải quyết vụ án cũng như những đảm bảo của họ về sự an toàn của họ và người thân.

– Phương pháp truyền đạt thông tin:

+ Nội dung các thông tin cần truyền đạt: Thông tin về pháp luật quy định nghĩa vụ của họ trong lời khai, nghĩa vụ phải làm chứng và có thể sẽ bị cưỡng chế, nếu khai gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm và thậm chí đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông tin về các sự kiện xảy ra để họ nhớ lại hoặc tự đánh giá lời khai.

– Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển: khi điều khiển giao tiếp và thẩm vấn có thể  sử dụng các hình thức:

+ Cho nhận dạng bào chữa trước khi thẩm vấn.

+ Nếu thấy lời khai có thể bị ảnh hưởng giữa nhiều người tại phiên tòa hoặc không trung thực nên cách ly giữa những người làm chứng hoặc giữa người làm chứng với bào chữa khi tổ chức giao tiếp để lấy lời khai người làm chứng.

+ Tổ chức đối chất nếu thấy có mâu thuẫn..

– Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy: chỉ hỏi những thông tin mà người làm chứng đã chứng kiến nhằm gợi nhớ, tái tạo, mô tả lại sự việc đã chứng kiến, lọai bỏ những mâu thuẫn về tư duy vụ án

12. Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong giai đoạn xét xử và những phương pháp tác động tâm lý cần được sử dụng:

* Đặc điểm tâm lý:

– Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của TP khi xét xử:

+ Nhiệm vụ phải giải quyết vụ án theo đúng pháp luật của HĐXX. Đồng thời ở giai đoạn này vị trí trung tâm của hoạt động tố tụng thuộc về HĐXX với khả năng điều khiển, thiết kế và tổ chức phiên tòa của TP chủ tọa. Đó cũng là vấn đề được các bên  tham gia tố tụng cũng như dư luận đặc biệt quan tâm chú ý.

+ mối quan hệ với Viện kiểm sát, Ủy ban Thẩm phán và các cơ quan, tổ chức khác.

+ Chỉ tiếp xúc với hồ sơ mà không trực tiếp quan sát hiện trường ban đầu khi xảy ra vụ án như cớ quan CSĐT và Viện kiểm sát

+ Thời gian xét xử hạn hẹp, căng thẳng.

+ Áp lực của dư luận XH

* Nhược điểm tâm lý cần khắc phục:

– Bị ảnh hưởng bởi quan điểm buộc tội của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát khi lần đầu tiếp xúc với hồ sơ mà không trực tiếp tham gia vụ án từ đầu.

– Xu hướng nhầm lẫn việc thực hiện chức năng xét xử thành buộc tội như kiểm sát viên

– Tâm lý e ngại án bị kháng nghị, e ngại nêu các nghi vấn và khai thác chứng cứ chưa có trong hồ sơ

– Căng thẳng, nôn nóng và mất bình tỉnh khi có nhiều ý kiến trái ngược, khi bào chữa thiếu thành khẩn trong điều kiện thời gian xét xử hạn hẹp và việc điều khiển phiên tòa gặp khó khăn.

– Không quan tâm đúng mức đến lời bào chữa hoặc e ngại báo chữa làm khó khăn đến việc xét xử.

– Tranh thủ sự đồng tình của HTND, đặc biệt khi nghị án hoặc không quan tâm đến vai trò của HTND

13. Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong giai đoạn xét xử và những phương pháp tác động tâm lý cần được sử dụng:

* Đặc điểm tâm lý:

– Sự hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của HT.

– Bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp, công tác và môi trường sống gần gũi với nhân dân.

– Thời gian đầu tư cho công việc nghiên cứu hồ sơ không nhiều.

– Không bị ràng buộc về mặt quản lý và các lợi ích khác từ phía TA.

* Nhược điểm tâm lý cần khắc phục:

– Xu hướng thiếu trách nhiệm nên ỷ lại vào hoạt động chứng minh của vụ án

– Xu hướng thông cảm và nương nhẹ mang tính vô nguyên tắc, thiếu căn cứ đối với người phạm tội.

– Ý thức chính trị trong hoạt động xét xử chưa sâu sắc và thiếu rõ ràng, nhất quán

– Nể nang TP hoặc thiếu tự tin nên e ngại đưa ra các ý kiến độc lập

14. Trình bày đặc điểm tâm lý của người bị hại trong giai đoạn xét xử và những phương pháp tác động tâm lý cần được sử dụng:

* Đặc điểm tâm lý:

– Kiểm sát viên là người đại diện NN thực hiện chức năng buộc tội (thực hành công tố) vừa giám sát hoạt động xét xử tại phiên tòa

– Phải tiếp xúc tâm lý với nhiều đối tượng khác nhau, phải tiến hành giao tiếp công khai và trực tiếp, liên tục tại TA.

– Có mối quan hệ với lãnh đạo Viện kiểm sát, với các cơ quan, tổ chức khác

– Có quá trình tiếp xúc trước với hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra chuyển sang.

– Áp lực của dư luận XH về vụ án

* Nhược điểm tâm lý cần khắc phục:

– Xu hướng kết tội dẫn đến chú trọng những chứng cứ buộc tội, sợ bỏ lọt tội phạm

– Tâm lý ỷ lại trách nhiệm chứng minh của HĐXX đối với vụ án

– Xu hướng xung đột, đối đầu với người bào chữa do lợi ích, mục tiêu của 2 bên có chứa đựng mâu thuẫn

– Xu hướng bảo thủ khi có ý kiến trái ngược của HĐXX, của người bào chữa

– Thái độ chủ quan trước lời bào chữa của luật sư, của bào chữa

15. Anh/chị hãy làm rõ đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp?

Khái niệm Tâm lý học tư pháp

Tâm lý học tư pháp là tâm lý học chuyên ngành về hoạt động tư pháp, nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy luật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm, trong điều tra, truy tố xét xử và thi hành án, đồng thời soạn ra các phương pháp tâm lý để sử dụng trong hoạt động tư pháp.

Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp bao gồm nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể.

Nhiệm vụ chung
Nhiệm vụ chung của Tâm lý học tư pháp là những vấn đề có tính bao trùm xuyên suốt các giai đoạn của hoạt động tố tụng. Chúng bao gồm:

Nghiên cứu những điều kiện, những đặc điểm tâm lý chung của hoạt động tư pháp. Ở đây, mối quan tâm hàng đầu làm rõ cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp, nghĩa là chỉ ra những yếu tố, những thành phần cấu thành hoạt động tư pháp, đặc điểm của các thành phần đó mà mối quan hệ giữa chúng
Nghiên cứu nhân cách
Làm rõ quy luật hình thành, phát triển những đặc điểm tâm lý tiêu cực ở người phạm tội, mối liên hệ giữa chúng với lối sống và hành vi của họ
Xây dựng quy trình và đưa ra những nguyên tắc, những yêu cầu của việc sử dụng phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp.
Nhiệm vụ cụ thể
Nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học tư pháp là những vấn đề cụ thể nảy sinh ở từng giai đoạn, biện pháp tố tụng cụ thể. Thực chất, đây là sự cụ thể hóa của các nhiệm vụ chung ở từng giai đoạn tố tụng.

Ví dụ: làm rõ cấu trúc tâm lý của giai đoạn điều tra, hoặc làm rõ đặc điểm tâm lý của quá trình tranh luận tại phiên tòa…

16. Phân tích các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp?

Phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp là các cách thức và biện pháp được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để từ đó thu thập được những thông tin về tâm lý của đối tượng cần quan tâm.

– Nguyên tắc khách quan tức không được thêm bớt một cái gì vào hiện tượng cần nghiên cứu mà phải nghiên cứu nó như vốn có trong thực tế.

– Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng. Nguyên tắc này khẳng định mọi hiện tượng tâm lý của con người đều có nguồn gốc là các tác động từ bên ngoài, các điều kiện xã hội lịch sử vào bộ não con người thông qua lăng kính chủ quan của con người. Các tác động bên ngoài vào con người đóng vai trò quyết định thông qua các điều kiện bên trong.

– Nguyên tắc vận động phát triển. Nội dụng của nó là phải nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng tâm lý con người trong sự vận động phát triển, sự tác động của các hiện tượng tâm lý với nhau.

– Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hành động .Tức là phải nghiên cứu tâm lý thông qua các biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của họ.

– Nguyên tắc tiếp cận nhân cách. Tức là khi nghiên cứu nhân cách cần tiếp cận với từng con người cụ thể với toàn bộ các phẩm chất tâm lý của người đó chứ không phải chung chung.

Ngoài ra trong những giai đoạn khác nhau của hoạt động tư pháp việc sử dụng phương pháp này còn tuỳ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bản thân mỗi cán bộ tư pháp để việc nghiên cứu tâm lý đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là cách sử dụng từng phương pháp nghiên cứu tâm lý học tư pháp trong hoạt động tư pháp. Do sự hạn chế về thời lượng cho nên mỗi phương pháp chúng em chỉ nêu ra một hoặc hai ví dụ minh hoạ chứng minh.

Khi nghiên cứu cần tuân thủ các nguyên tắc khách quan; nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; nguyên tắc tâm lý – ý thức và hoạt động; nguyên tắc vận động phát triển, nguyên tắc tiếp cận nhân cách.

Các phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp:

  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
  • Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập
  • Phương pháp thực nghiệm
  • Phương pháp trắc nghiệm
  • Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp nghiên cứu tiểu sử

17. Phân tích các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp? Cho ví dụ?

– Phương pháp quan sát: là phương pháp dùng thị giác để quan sát các biểu hiệu bề ngoài (hành vi, thái độ) của con người một cách có tổ chức, có hệ thống và có mục đích rõ ràng, từ đó nhận thức về tâm lý của người được quan sát.

– Phương pháp đàm thoại (phỏng vấn): là phương pháp nghiên cứu tâm lý cá nhân thông qua giao tiếp và đặt câu hỏi có nội dung, mục đích, kế hoạch được định sẵn. Thông qua đàm thoại tâm lý của cá nhân được bộc lộ và có thể nhận thức được. Phương tiện chính: ngôn ngữ nói trực tiếp để trao đổi, tìm hiểu. Vừa có đàm thoại, vừa kết hợp quan sát. Yêu cầu câu hỏi ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, đúng trọng tâm.

– Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu tâm lý cá nhân trong những điều kiện tự nhiên sẵn có hoặc được sắp xếp trước nhằm kiểm tra vấn đề tâm lý được đặt ra.

– Phương pháp phiếu điều tra: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi được soạn thảo nhằm thu thập ý kiến cá nhân, từ đó tâm lý cá nhân được bộc lộ và có thể nhận thức được. Hạn chế: nhiều khi người trả lời phiếu trả lời không thật, phóng đại, nói quá, nhưng mình lại ko thể quan sát được tâm lý cá nhân người đó trực tiếp.

– Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Là phương pháp nghiên cứu tiểu sử của con người thông qua các tài liệu viết về bản thân họ. Tài liệu tiểu sử có thể do người đó tự viết (nhật ký), người khác viết về họ (bạn bè, nhà nghiên cứu), tài liệu của cơ quan nhà nước quản lý (lý lịch).

– Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Là phương pháp nghiên cứu tâm lý thông qua các hồ sơ, tài liệu về tội phạm và người phạm tội được tổng kết, ghi nhận, công bố. Đây là những tài liệu khoa học: công trình khoa học, báo cáo khoa học, đề tài nghiêu cứu khoa học về một loại tội nào đó (v/d: tội phạm ma túy, tội phạm chức vụ, kinh tế, tham nhũng…) với những đặc điểm pháp lý hình sự như thế nào, tội phạm học ra sao, đặc điểm tâm lý, quan điểm sống… của những người phạm tội thuộc nhóm tội đó như thế nào…

– Phương pháp giám định (phương pháp chuyên gia): là sử dụng đánh giá, kết luận của các nhà chuyên môn, có quá trình sử dụng nghiệp vụ cao để đánh giá. v/d: giám định tâm thần, giám định pháp y… vụ việc ở ngành nào, lĩnh vực nào cần có chuyên gia ở lĩnh vực đó: v/d: chuyên gia xây dựng cơ bản, chuyên gia kết cấu vật liệu, chuyên gia tài chính ngân hàng…v/d:cần phải trưng cầu giám định để biết tỷ lệ thương tật…

– Phương pháp nghiên cứu nhóm, tập thể: Là phương pháp tìm hiểu tâm lý cá nhân thông qua việc nghiên cứu tâm lý nhóm, nơi mà cá nhân đó có sự giao tiếp, chia sẻ, cộng tác thường xuyên, ổn định. v/d: hỏi ý kiến bạn bè, đồng nghiệp… ngưu tầm ngưu, mã tầm mã… hãy cho tôi biết anh chơi với ai…

18. Trình bày các phương pháp cơ bản giải quyết nhiệm vụ tư duy trong hoạt động tư pháp?

– Phương pháp tư duy logic:

Căn cứ vào những công thức có sẵn các quy phạm pháp luật để giải quyết các nhiệm vụ tư duy phát sinh trong qua trình nghiên cứu, giải quyết vụ án

_ Phương pháp tư duy linh hoạt

Đó là sự giải quyết nhanh chóng các nhiệm vụ thực tiễn trong hoạt động tư pháp. Đòi hỏi các sự kiện phải được sắp xếp theo một hệ thống khoa học, các tình tiết của sự kiện đã rõ ràng và được lụa chọn kỹ càng

– Phương pháp tư duy theo linh cảm

– Phương pháp tư duy sáng tạo

Trong HĐTP, những người tiến hành tố tụng gặp phải không ít trường hợp vẫn đề bất ngờ bị đảo lộn, tình huống bất ngờ bị thay đổi, sự việc không thể lường trước được. Vì vậy đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có khả năng sáng tạo

– Phương pháp phỏng đoán

Là bắt chước tư tưởng (suy nghĩ) và hành động của các đối tượng thông qua đó tiên đoán hành động, phản ứng của họ trong các hoàn cảnh khác nhau.

19. Phân tích các bước của hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp

Hoạt động thiết kế được tiến hành qua 3 bước:

  • Hoạt động dự đoán
  • Hoạt động lập kế hoạch
  • Hoạt động ra quyết định

3.1. Dự đoán

Là hoạt động tư duy đặc biệt nhằm đoán trước diễn biến, kết quả của các quá trình trong hoạt động tư pháp

-> Không thể dự đoán kết quả cuối cùng một cách tuyệt đối

Quá trình dự đoán về các hoạt động tương lai được gọi là sự tiên đoán, nhìn thấy trước

Một hình thức đặc biệt của sự tiên đoán là sự linh cảm trước về kết quả HĐTP -> chỉ có thế hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm phong phú về quá trình tố tụng

Yêu cầu của hoạt động dự đoán:

  • Phải có đầy đủ cơ sở về sự kiện
  • Không thành kiến, định kiến với các sự việc, sự kiện
  • Hiểu biết rõ ràng các mục đích của dự đoán
  • Sử dụng đúng các phương pháp dự đoán cụ thể

Hoạt động dự đoán được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương pháp sau đây:

Phương pháp khoanh vùng

Khoanh vùng đối tượng nghiên cứu -> Rút ra kết quả dự đoán

-> Giúp ta gạt bỏ được những hoạt động thừa, mất thời gian trong quá trình tố tụng

Phương pháp phản xạ

Được sử dụng để phán đoán về một số sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở của những thông tin nhất định

-> Đòi hỏi những người tiến hành tố tụng khi phán đoán phải có phẩm chất tâm lý ổn định và có trình độ chuyên môn tốt

Hoạt động dự đoán có 3 hướng cơ bản:

  • Dự đoán về những hành động cho bản thân
  • Dự đoán nhằm tổ chức hành động của những người tham gia tố tụng
  • Nhằm dự đoán trước  hoạt động của những người tham gia tố tụng và đoán trước hành động chống đối, phản ứng của họ

3.2. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là việc vạch các phương hướng và các bước hành động cụ thể để đạt được các hoạt động đã dự định

Xác định được các phương tiện, điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động này

Hoạt động lập kế hoạch là sự kết hợp các yếu tố của: Hoạt động nhận thức và hoạt động thiết kế

* Lập kế hoạch đề cập đến các vấn đề cơ bản sau:

  • Trước hết hoạt động lập kế hoạch được thực hiện nhằm xác minh, kiểm tra, phân tích và tông hợp các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật vụ án
  • Hoạt động LKH đề cập đến quá trình nghiên cứu các giả định đã đặt ra trong khi kiểm tra, phân tích, tổng hợp các sự kiện được xác minh
  • Hoạt động lập kế hoạch được thực hiện để ngăn chặn tội phạm, xóa bỏ các điều kiện tái phạm tội
    HDDLKH còn nhằm tạo ra khả năng hoạt động một cách liên tục, đồng bộ của những người tiến hành tố tụng trong quá trình tố tụng
  • Hoạt động lập kế hoạch có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của HĐTP

Để thực hiện tốt Hoạt động lập kế hoạch -> Phải thực hiện tốt hoạt động dự đoán

3.3. Ra quyết định

HĐRQĐ là việc hình thành một quyết định, hoặc một bản án cụ thể trên cơ sở xem xét, hoặc so sánh đối chiều các chứng cứ đã được xác định của vụ án với các điều luật cụ thể, sao cho phù hợp với diễn biến của quá trình tố tụng

Ra quyết định là hành động ý chí đảm bảo quá trình xác minh sự thật về vụ án. Các hành động ý chí phức tạp bap gồm những giai đoạn sau:

  • Xác định mục đích và hướng tới đạt được mục đích
  • Nhận thức khả năng và phương tiện đạt mục đích
  • Phân tích các động cơ
  • Ra quyết định

Khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan nảy sinh trong khi thực hiện quyết định
Khi ra quyết định, cần phải so sánh mô hình sự kiện cũng như các sự kiện đã được xác định với luật tố tụng và luật hình sự, dân sự

…-> Nhờ đó mới giải quyết thỏa đáng các vẫn đề:

  • Khả năng tố tụng của việc thực hiện hành động
  • Các điều kiện cần thiết để thực hiện hành động
  • Giải quyết vấn đề về phương tiện cần thiết để thực hiện hành động

Trong mọi trường hợp, quá trình ra quyết định luôn diễn ra sau khi hình thành niềm tin. Niềm tin là kết quả của sự phát triển của các quá trình và trạng thái tâm lý nhất định là kết quả của các thao tác tư duy.

20. Phân tích cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội

Nhu cầu

Nhu cầu phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài. Nó được cảm nhận như trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó và bạn phải tìm cách hành động để bù đắp. Chính vì vậy, nhu cầu là cội nguồn của tính tính cực của con người, là nguyên nhân sâu xa bên trong hành vi. Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu.

Mỗi con người luôn có nhu cầu. Chúng tạo thành hệ thống nhu cầu của người đó. Thông thường, người ta chia các nhu cầu của con người thành hai nhóm: Hay còn gọi là nhu cầu tự nhiên như ăn ngủ, sinh dụ, tự vệ,… Các nhu cầu xã hội nhu cầu tinh thần nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu học tập, nhu cầu về sự công bằng…

Nhu cầu của con người xuất hiện, phát triển trong quá trình sống hoặc hoạt động của họ, chịu ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội và mức độ phát triển của xã hội. Do đó, hoạt động và lối sống của con người để lại dấu ấn khác biệt so với nhu cầu của những người bình thường. Khi nghiên cứu hệ thống nhu cầu ở người chưa thành niên phạm tội, các nhà tâm lý học Nga G.G.Bôcarieva và L.I.Bôvovich đã phát hiện những nét đặc trưng sau:

  • Tính nghèo nàn, hạn hẹp của hệ nhu thống nhu cầu.
  • Sự đòi hỏi quá cao của các nhu cầu thuộc cấp độ thấp
  • Tính suy đồi và thiếu lành mạnh

Động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Đó có thể là những xúc cảm, tình cảm, mong muốn, những hình ảnh tâm ký…

Cơ sở của động cơ là hệ thống nhu cầu. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi. Khi nhu cầu không được thỏa mãn được sử tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ. Quá trình tâm lý học gọi là “động cơ hóa”.

Động cơ và hành vi do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất với nhau. Một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến việc phạm tội.

Mục đích phạm tội

Mục đích phạm tội là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội. Nói cách khác, nó là kết quả được người phạm tội vẽ lên trong đầu óc mình trước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Trong hoạt động phạm tội không phải hành vi phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội. Ở những trường hợp phạm tội đối với lỗi cố ý trực tiếp, nói cách khác, người phạm tội đã cân nhắc xác định rõ mục đích khi thực hiện hành vi đó, vì vậy luôn tồn tại mục đích phạm tội. Nó thể hiện huynh hướng, ý chí của người phạm tội.

Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ. Động cơ thúc đẩy mà con người đề ra cho mình những mục đích cụ thể. Chúng thực hiện chức năng nhận thức và khách thể của hành vi, định hướng và điều khiển hành vi. Ngoài ra, mục đích sau khi được xác định rõ ràng cũng có tác dụng lôi cuốn con người vào hành động. Trong thực tế, giữa động cơ mà mục đích phạm tội không phải là hai hiện tượng tâm lý khác nhau. Chức năng chủ yếu của động cơ là động lực thúc đẩy hành vi, còn mục đích là định hướng và điều khiển hành vi. Cùng một loạt động cơ thúc đẩy nhưng do đặc điểm tâm lý của mỗi người và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên họ có những mục đích và cách thức mục đích và ngược lại, một mục đích có thể được xác định dựa trên cơ sở của những động cơ thúc đẩy khác nhau.

Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hôi của hành vi phạm tội. Những hành vi phạm tội giống nhau vỀ mặt khách quan nhưng khác nhau về mục đích, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau.

Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

Trong những hành vi phạm tội với lỗi cố ý, sau khi xuất hiện động cơ, mục đích và lập kế hoạch thực hiện, người phạm tội  thường cân nhắc một lần nữa: có thực hiện hành động để lại mục đích đã đinh hay không? Vì vậy, quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án, phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả.

Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể đưa ra trong chốc lát dưới tá động trực tiếp của tình huống, hoặc xuất phát từ những khuôn mẫu hành động đã có trong quá khứ, hoặc là kết quả của một quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài, khó khăn…

Điều kiện, hoàn cảnh phạm tội

Mỗi hành vi phạm tội luôn được thực hiện trong một tình huống nhất định với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và những sự kiện có liên quan xảy xa trong tình huống đó. Chúng là mặt khách quan của tội phạm. Khi phân tích hành vi tâm lý tội phạm, bạn không thể bỏ qua yếu tố này. Chính sự tác động qua lại giữa điều kiện, hoàn cảnh của tình huống bên ngoài với các đặc điểm nhân cách bên trong đã đưa đến phản ứng trả lời của con người, đó là những hành vi, kể cả hành vi phạm tội. Chính những từ tác động bên ngoài môi trường sống lên cá nhân đã làm cho nhu cầu chưa được thỏa mãn ở họ trở thành động cơ thúc đẩy hành độn. Cũng chính điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện hành vi phạm tội. Khi xác định được mục đích, kế hoạch, lựa chọn công cụ, phương tiện phạm tội, khi đưa ra quyết định thực hiện, con người không dự đoán được hậu quả của hành vi. Sự nhận thức, đánh giá tình huống không đúng có thể đưa con người đến với những hành vi sai lệch chuẩn, hành vi phạm pháp và phạm tội.

Tóm lại, hành vi phạm tội là kết quả của sự tác động qua lại giữa các đặc điểm tâm lý, nhân cách bên trong con người với điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài. Vai trò của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài thể hiện ở chỗ: chúng là những yếu tố hoặc kích kích hoặc cản trở con người thực hiện hành vi phạm tội. Sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có thể làm thay đổi ý đồ của người phạm tội và làm xuất hiện ý đồ mới.

21. Phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong điều tra vụ án hình sự?

Dựa trên những đặc điểm trên của hoạt động nhận thức. Ta nhận thấy, trong quá trình điều tra vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được đánh giá là thành phần chủ yếu trong cấu trúc tâm lí của hoạt động điều tra tội phạm. Trong quá trình này, hoạt động nhận thức gắn liền với việc thu thập, nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra, nghiên cứu nhân cách của bị can. Đồng thời, thông qua hoạt động nhận thức sẽ tạo điều kiện cho các Điều tra viên thu thập, chọn lựa, đánh giá các nguồn tin nhận được, qua đó đề ra những giả định về mối liên hệ giữa các sự kiện của vụ án.
Hoạt động nhận thức trong quá trình tiến hành điều tra vụ án hình sự chủ yếu dựa vào quá trình nhận thức của các Điều tra viên. Cụ thể:
Trong quá trình nhận thức, các Điều tra viên không chỉ tự mình giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tư duy mà còn tự mình đưa ra những nhiệm vụ tư duy để có thể khôi phục lại những sự kiện đã xảy ra, hay ủy nhiệm cho người khác khôi phục lại những sự kiện đã xảy ra. Việc nhận thức những sự kiện của vụ án thực hiện thông qua việc xây dựng mô hình tội phạm trên cơ sở những thông tin thu thập được cùng với các thông tin bổ trợ khác. Ngoài ra, Điều tra viên cũng phải xây dựng mô hình tư duy về mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện đã xảy ra với những sự kiện thực tại. vì thế, đòi hỏi các điều tra viên phải nghiên cứu kĩ lưỡng các thông tin, đánh giá chính xác các sự kiện và đề ra hướng hành động, kiểm tra các giả định.
Trong quá trình nhận thức, điều tra viên phải luôn chủ động để phân tích các nguồn thông tin. Sự phong phú về thông tin vụ án, kết hợp cùng với những tin tức chưa đầy đủ hiện có là điều kiện giúp quá trình tư duy của điều tra viên về vụ án gặp nhiều thuận lợi, từ đó mà nhanh chóng xây dựng được mô hình chính xác về vụ án đã xảy ra.
Đặc biệt, trong quá trình điều tra vụ án hình sự thì hoạt động nhận thức của các điều tra viên được thể hiện ở sự tâp trung thần kinh cao độ. Vì thế mà đòi hỏi các điều tra phải có sự chuẩn bị tâm lí. Thông qua hoạt động nhận thức, điều tra viên có thể khôi phục lại mô hình của sự kiện đã xảy ra theo các cách: trực tiếp nhận thức những sự kiện của thực tế khách quan hay nhận thức về các nguồn tin do người khác cung cấp khi không có điều kiện trực tiếp xem xét. Vì thế, khi thực hiện hoạt động nhận thức thì ở điều tra viên thường nảy sinh hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là: Nhận thức về sự kiện cần thiết cho việc xây dựng mô hình xảy ra và nhận thức về những người cung cấp thông tin có liên quan đến vụ án.
Như vậy, qua sự phân tích cụ thể trên. Ta thấy: Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò của hoạt động nhận thức chủ yếu thể hiện thông qua quá trình nhận thức của các điều tra viên. Và nó đóng vai trò chủ đạo, có vị trí trung tâm(vì nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác sẽ diễn ra ở các giai đoạn sau), và là hoạt động có tính chất cơ sở, là phương tiện để tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau. Sở dĩ trong giai đoạn này hoạt động nhận thức giữ vai trò chủ đạo, bởi vì mục đích của giai đoạn này là thu thập các thông tin về vụ án nhằm để xác minh sự thật mang tính khách quan của vụ án. Do đó, các điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án cần có sự nhận thức đúng đắn và khách quan về các sự kiện cũng như tình tiết của vụ án,cũng như xây dựng nên mô hình tư duy đúng đắn về vụ án.

22.Phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự?

Như ta vừa phân tích ở trên, trong giai đoạn điều tra thì hoạt động nhận thức giữ vị trí cơ bản, chủ yếu, nhưng bước sang giai đoạn xét xử thì hoạt động giữ vai trò cơ bản và chủ đạo không phải là hoạt động nhận thức nữa mà là hoạt động thiết kế. Bởi vì, mục đích cuối cùng của giai đoạn này là đòi hỏi phải ra được quyết định đúng về vụ án đã xảy ra, và đó cũng là nhiệm vụ cơ bản của Tòa án. Nhưng hoạt động thiết kế của Tòa án chỉ có thể diễn ra và thực hiện có kết quả khả thi chỉ sau khi đã thực hiện đúng đắn các yêu cầu của hoạt động nhận thức trên cơ sở kiểm tra, đánh giá những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được trong hồ sơ điều tra vụ án của cơ quan điều tra chuyển sang.
Tòa án muốn thực hiện được hoạt động thiết kế một cách dễ dàng và có kết quả đúng đắn thì mọi thông tin cần thiết phải được thu thập tương đối đầy đủ và chính xác ngay từ trong giai đoạn điều tra. Bởi vì, tài liệu điều tra sẽ tạo ra điều kiện để Tòa án có thể dễ dàng xác định được mô hình vụ án và hành vi phạm tội cũng như mối quan hệ giữa chúng. Dựa trên cơ sở của hoạt động điều tra thu thập chứng cứ và tìm kiếm những thông tin cần thiết mà Tòa án có thể trọn lọc và hệ thống hóa thông tin, qua đó mà có thể nhận thức về các tình tiết của vụ án cũng như tình tiết liên quan đến vụ án được dễ dàng hơn. Bởi vì, tất cả các thông tin về vụ án cũng như mô hình của vụ án đã được thể hiện khá rõ ràng và cụ thể trong hồ sơ điều tra của cơ quan điều tra , qua nghiên cứu hồ sơ đó sẽ giúp cho Tòa án có cách nhìn toàn diện và đúng đắn về vụ án.
Tuy hoạt động nhận thức của cơ quan điều tra giúp cho công tác xét xử của Tòa án được dễ dàng hơn, nhưng kết luận về tài liệu của cơ quan điều tra chỉ mang tính sơ bộ. Vì thế, Tòa án phải có quá trình nghiên cứu và kiểm tra lại mô hình này tại tòa. Do đó, xét hỏi về các tình tiết của vụ án là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử, là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn độc lập trong hoạt động xét xử để nhằm xác minh sự thật của vụ án. Đây chính là yếu tố tìm kiếm của hoạt động nhận thức.
Hoạt động nhận thức của Tòa án là quá trình nhận thức những chứng cứ mang tính gián tiếp cao. Lí do chủ yếu là vì trong các vụ án hình sự, Tòa án không tiếp xúc trực tếp với vụ án, không tham gia vào giai đoạn điều tra mà chỉ tiếp nhận chứng cứ, tài liệu thông qua điều tra viên. Từ đó, trong giai đoạn điều tra, điều tra viên phải có những biện pháp củng cố tài liệu thu thập một cách đầy đủ và các tài liệu đó phải giúp cho Tòa án nhận thức được chứng cứ,xây dựng mô hình tư duy về vụ án cần nghiên cứu một cách dễ dàng hơn.
Trong quá trình nhận thức, Tòa án cần đối chiếu mô hình về hành vi phạm tội với điều luật cụ thể. Ở trong hồ sơ điều tra, các điều tra viên đã chỉ ra những điều luật có thể áp dụng đối với tội phạm. Nhưng các thẩm phán vẫn cần kiểm tra cẩn thận về tính đúng đắn của sự đối chiếu đó, thẩm phán phải đối chiếu một cách cụ thể và có khoa học, có căn cứ về các hành vi phạm tội với các điều luật tương ứng.

23. Phân tích đặc điểm tâm lý của bị can trong hỏi cung?

Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của bị can

– Vai trò chủ động, quyết định luôn thuộc về Điều tra viên: đây là lợi thế trong tố tụng thẩm vấn

– Đặc điểm nhân thân của bị can: tâm lý bị can phạm tội ít nghiêm trọng sẽ khác với bị can phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; bi kịch nội tâm của bị can giết nhiều người sẽ giằng xé…

– Quyền và nghĩa vụ của bị can

– Thái độ của bị can đối với tội phạm đã thực hiện: đánh giá của bị can về hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện

– Hoàn cảnh khách quan bên ngoài

 Đặc điểm tâm lý của bị can trong hoạt động hỏi cung

Đặc điểm chung

– Trạng thái tâm lý rất căng thẳng và phức tạp: uy tín bị ảnh hưởng, địa vị xã hội bị ảnh hưởng…

– Thường xuyên có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt về mặt nội tâm: mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, cái cao thượng với cái thấp hèn…khi thực hiện hành vi xấu và ác, luôn luôn có sự dằn vặt, lo sợ…., đối mặt với búa rìu xã hội, ném đá của cư dân mạng…

– Thường tự xây dựng cho mình nhiều mô hình tư duy khác nhau về vụ án hình sự để đối phó với Cơ quan điều tra: Các bị can đều xây dựng cho mình về các mô hình khác nhau về vụ án để đối phó với cơ quan điều tra: có sự pha trộn giữa thật & giả, có xu hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đến mức thấp nhất (đổ lỗi cho nạn nhân, hoàn cảnh..). Tâm lý tìm mọi cách để khoái thác trách nhiệm…

Đặc điểm tâm lý riêng biệt của một số đối tượng

– Bị can phạm tội lần đầu và đối với tội phạm ít nghiêm trọng thông thường họ tỏ ra ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, xúc động và mong muốn vụ án sớm được giải quyết

– Bị can phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm, người phạm tội có tổ chức: Quanh co, chối tội, bất hợp tác, im lặng không khai báo…: những đối tượng này có kinh nghiệm trong khai báo rồi (có tiền sử phạm tội), có kinh nghiệm trong đối phó với cơ quan điều tra

Tâm lý của bị can là người chưa thành niên

– Nhận thức còn hạn chế nên việc khai báo không đúng bản chất của sự việc

– Thiếu sự tự tin, rất dễ bị xúc động, tổn thương: nên hỏi trước, khai thác thông tin trước

– Bản lĩnh chưa vững vàng, tâm lý căng thẳng

– Thường bị ảnh hưởng bởi những đồng phạm khác khi khai báo: khi hỏi cần phải cách ly người chưa thành niên

– Sợ bị trả thù từ phía người bị hại hoặc đồng phạm khác

24. Phân tích đặc điểm tâm lý tư pháp của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi là người ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, đây là độ tuổi có đầy đủ các đặc tính sinh học, xã hội và bước đầu phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về một số tội phạm nhất định (từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi) và phải chịu TNHS hầu hết các tội phạm (từ đủ 16 tuổi). Khi tham gia tố tụng, người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng thường có tâm lý sợ hãi, e dè, không dám bộc lộ hết suy nghĩ và mong muốn của bản thân.

Về phía người bị buộc tội, một số người dưới 18 tuổi cố tỏ ra bất chấp, bất cần, coi thường người tiến hành tố tụng để che dấu sự sợ hãi bên trong. Có trường hợp lại từ chối tiếp xúc với cha mẹ, người đại diện hợp pháp, đại diện của nhà trường vì mặc cảm, sợ bị lên án, trách mắng. Do kiến thức xã hội hạn chế, kinh nghiệm sống chưa nhiều, người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng chưa có nhận thức thức đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, chưa có ý thức thực hiện các quyền của bản thân và yêu cầu các chủ thể khác tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp mà người dưới 18 tuổi được hưởng. Người dưới 18 tuổi cũng chưa biết cách để tự bảo vệ mình trước những tác động mà quá trình tố tụng hình sự đưa lại. Do đó, họ được bảo vệ bằng các quy định đặc thù của pháp luật nói chung, bằng các quy định riêng của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Thi hành án hình sự phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm dễ bị tổn thương của lứa tuổi.

Theo Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên trước đây, thì “người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án, do đó, tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự”.

Thứ nhất, đối với người bị bắt, người bị tạm giữ dưới 18 tuổi biểu hiện của đặc điểm tâm lý là: (i) Tâm trạng hoang mang, lo lắng, bất an; (ii) Trạng thái hay quan sát, thăm dò, đánh giá người bào chữa trong lần tiếp xúc đầu tiên.

Thứ hai, đối với bị can dưới 18 tuổi đặc điểm tâm lý biểu hiện: Ngoài những đặc điểm tâm lý chung của người bị bắt, người bị tạm giữ dưới 18 tuổi, bị can dưới 18 tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng như: (i) Có khả năng miêu tả chính xác các dấu hiệu cơ bản của sự việc, hiện tượng nói chung và sự việc do mình và đồng phạm gây ra nói riêng; (ii) Có khả năng lắng nghe cao nhưng sự chú ý thấp, thiếu tri thức và kinh nghiệm nói chung, khả năng phân tích chưa sâu sắc; (iii) Trong quá trình tri giác và đánh giá những gì đã tri giác được có sự pha trộn giữa sự thật, trí tưởng tượng, hay xúc động trong quá trình tri giác và hoạt động; (iv) Cảm giác, ấn tượng thường xảy ra theo dòng dẫn đến có sự lẫn lộn những gì đã tri giác được; (v) Bị can người dưới 18 tuổi là nam giới thường muốn tỏ ra mình là người lớn, độc lập và tự chủ trong hành động của mình; (vi) Trong quá trình tham gia tố tụng bị can  dưới 18 tuổi có thể sử dụng những thuật ngữ, khái niệm của người lớn nhưng thực tế lại không hiểu bản chất và hiểu sai nghĩa sử dụng; (vii) Nhiều trường hợp bị can chưa thành niên khai tô vẽ hoặc thay đổi lời khai do bị tác động, căn vặn của điều tra viên hoặc Luật sư.

Có thể nói, những đặc điểm tâm lý nào và  xuất hiện ra sao ở bị can dưới 18 tuổi phụ thuộc vào hoàn cảnh phạm tội cụ thể, hoàn cảnh bị bắt cũng như việc bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, hậu quả của tội phạm và sự cảm nhận của họ về tính nghiêm trọng của tội phạm và trách nhiệm pháp lý của họ.

Thứ ba, đối với bị cáo dưới 18 tuổi đặc điểm tâm lý biểu hiện như sau: Đặc điểm tâm lý của bị cáo dưới 18 tuổi trong hoạt động xét hỏi tại phiên tòa rất đa dạng tùy thuộc vào công việc; trình độ học vấn; lần đầu phạm tội hay nhiều lần phạm tội; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;…  song có thể khái quát một số đặc điểm tâm lý phổ biến của bị cáo như sau:

So với các giai đoạn tố tụng trước đó, ngoài những đặc điểm tâm lý của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can phân tích ở trên, với tư cách là bị cáo ở giai đoạn xét xử có tâm lý mang tính ổn định hơn, không còn bỡ ngỡ với hoạt động tố tụng như ở giai đoạn điều tra. Khi tham gia phiên tòa, bị cáo nói chung và bị cáo dưới 18 tuổi nói riêng thường có tâm lý căng thẳng, hoạt động tư duy của bị cáo diễn ra với tốc độ cao theo các diễn biến tại phiên tòa. Nhiều bị cáo có thể rơi vào trạng thái bão hòa cảm xúc; đó là trạng thái tâm lý của con người bị mất tính nhạy cảm đối với kích thích, mất khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt. Đối với bị cáo khi tham dự phiên tòa, hiện tượng bão hòa cảm xúc có thể xảy ra như là hệ quả của trạng thái tâm lý căng thẳng quá mức kéo dài trong suốt các giai đoạn của hoạt động tố tụng từ giai đoạn điều tra cho đến giai đoạn xét xử tại tòa. Ngoài ra, các yếu tố khác dẫn đến hiện tượng bão hòa cảm xúc ở bị cáo bao gồm diễn biến tại phiên tòa không đúng như kỳ vọng của bị cáo; tác động của dư luận xã hội mạnh mẽ, điều kiện sức khỏe, biến cố gia đình; chứng kiến sự đau khổ của người thân tại tòa… Khi bị rơi vào trạng thái bão hòa cảm xúc, bị cáo sẽ có ứng xử tại phiên tòa một cách máy móc, kém tinh nhạy và sáng suốt, do đó, không trình bày được một cách thuyết phục những vấn đề có liên quan đến vụ án; không trả lời được một cách logic, rõ ràng và mạch lạc các câu hỏi của những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa đặt ra.

Trong các phiên tòa xét xử đối với người dưới 18 tuổi có những biểu hiện tâm lý trái ngược nhau: Có bị cáo ở phiên tòa thì tỏ ra sợ hãi, hối hận đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình, song ngược lại thì cũng có những bị cáo tỏ vẻ “chất anh hùng” của mình, bất cần, không chút sợ hãi, thậm chí có hành vi cố tình cười cợt… thể hiện sự hạn chế trong nhận thức về pháp luật, nhận thức không đầy đủ hoặc phiến diện về chuẩn mực đạo đức.


Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *