Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát, hội đồng xét xử đang thụ lí, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cơ quan an ninh điều tra của công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305’ 309, 337 338, 347, 348, 349, 350 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân và các tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ công an.

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra các cấp.

Cơ quan cảnh sát điều tra trong công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp của lực lượng cảnh sát nhân dân.

Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đén Chương XXV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân. Cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự. Thẩm quyền ra quyết định khởi tô vụ án thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân.

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham những, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân. Các tội phạm này nếu thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự sẽ do cơ quan điều ha Viện kiểm sát quân sự trung ương khởi tố vụ án. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cùa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương.

2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện kiểm sát

Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp sau đây:

Khi thấy quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra, cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, cơ quan kiểm ngư không có căn cứ thì viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố đó và ra quyết định khởi tố vụ án.

Trong trường hợp phát hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dâú hiệu bỏ lọt tội phạm mà viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục thì viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đang thụ lí chuyển hồ sơ có liên quan để trực tiếp xem xét, giải quyết và quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.

Viện kiểm sát khởi tố trong trường hợp trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của hội đồng xét xử.

Thấm quyền quyết định khởi tố vụ án thuộc về viện trưởng viện kiểm sát các cấp. Phó viện trưởng viện kiểm sát các cấp cũng có quyền này khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.

3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của toà án

Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm (khoản 4 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Đây là trường hợp ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và quyết định đưa ra xét xử, bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm hoặc ngoài bị cáo còn có đồng phạm khác hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án chưa bị khởi tố, điều tra, truy tố. Hội đồng xét xử không khởi tố vụ án hình sự nếu đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhưng không có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 170, khoản 2 Điều 242 của Bộ luật tố tụng hình sự. Vì nếu chưa có quyết định tách vụ án và không thể tách được thành các vụ án riêng biệt thì hội đồng xét xử ưả hồ sơ điều tra bổ sung (xem Điều 5 Thông tư hên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Nếu có thể tách được thành các vụ án riêng biệt thì hội đồng xét xử có thể khởi tố vụ án hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án.

4. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư

Các cơ quan của bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ ưong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của BLHS xảy ra ưong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do bộ đội biên phòng quản lí thì có quyền khởi tố vụ án hình sự.

Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng Cục phòng, chống ma tuý và tội phạm; đoàn trưởng đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma tuý và tội phạm; chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ huy trưởng biên phòng cửa khẩu cảng, đồn trưởng đồn biên phòng tuỳ thuộc vào vụ án khởi tố về tội nào trong các tội trên (Xem: Điều 32 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự).

Các cơ quan của hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 188,189 và 190 của BLHS thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm ứa sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chi cục trưởng chi cục hải quan cửa khẩu có quyền ra quyết định khởi tố vụ án (Xem: Điều 33 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự).

Các cơ quan của kiểm lâm khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 232, 243, 244, 245, 313, và 345 của BLHS thì thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục kiểm lâm, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm vùng, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm, hạt trưởng hạt kiểm lâm (Xem: Điều 34 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự).

Các đơn vị thuộc lực lượng cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy đmh tại Chương XIII và các điều 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346, 347 và 348 của BLHS xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng cảnh sát biển quản lí thì có quyền khởi tố vụ án. Thẩm quyền thuộc Tư lệnh cảnh sát biển, Tư lệnh vùng cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, hải đoàn trưởng, hải đội trưởng và đội trưởng đội nghiệp vụ cảnh sát biển. Đoàn trưởng đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma tuý có quyền khởi tố vụ án đối với các tội phạm quy định tại các điều 249, 250, 251, 252, 253 và 254 của BLHS (Xem: Điều 35 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015).

Các cơ quan của kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 của BLHS xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do kiểm ngư quản lí thì Cục trưởng Cục kiểm ngư, chi cục trưởng chi cục kiểm ngư vùng có quyền khởi tố vụ án hình sự (Xem: Điều 36 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự).

Các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi thi hành nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra thì Cục trưởng, giám đốc, trưởng phòng, giám thị của các cơ quan cảnh sát này quyết định khởi tố vụ án hình sự (Xem: Điều 38 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự).

Các cơ quan khác thuộc lực lượng an ninh trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra ưong công an nhân dân thì thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng, trưởng phòng của các cơ quan an ninh quy định tại khoản 6 Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

Cơ quan khác ưong quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về giám thị trại giam trong quân đội.

5. Các trường hợp phải từ chối hoạc thay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *