Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự?

[VPLUDVN] Trong một quan hệ nghĩa vụ, các bên là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ và trực tiếp hưởng quyền theo nội dung của quan hệ ấy trong suốt quá trình kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập cho đến khi chấm dứt hoàn toàn.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, để tiện lợi trong việc thực nghĩa vụ hoặc vì những ư do nhất định, các bên có thể thoả thuận cho một người thứ ba thay thế một trong hai bên. Người thứ ba này có thể là người kế tục pháp lí về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trước (họ sẽ là người thế quyền nếu thay thế người có quyền, là người thế nghĩa vụ nếu thay thế người có nghĩa vụ). Mặt khác, người thứ ba có thể chỉ là người thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ hoặc thực hiện quyền yêu cầu thay cho người có quyền trên cơ sở sự uỷ quyền của những người này.

Như vậy, sẽ có sự thay đổi về chủ thể của một quan hệ nghĩa vụ trong những trường hợp sau đây:

1. Chuyển giao quyền yêu cầu

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thoả thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Người thứ ba gọi là người thế quyền trở thành người có quyền mới có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình. Chuyển giao quyền yêu cầu quy định từ Điều 365 đến Điều 369 Bộ luật dân sự năm 2015.

Như vậy, thực chất của việc chuyển giao quyền yêu cầu là người thứ ba thay thế người có quyền trước tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ hoàn toàn với tư cách là một chủ thể. Người đã chuyển quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ nghĩa vụ với người có nghĩa vụ. Do đó, người chuyển giao quyền yêu cầu hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thoả thuận khác). Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì người thế quyền với tư cách là người có quyền mới được phép thực hiện các quyền yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật. Người chuyển quyền yêu cầu chỉ phải chịu trách nhiệm trước người thế quyền về hiệu lực của quyền yêu cầu (quyền yêu cầu có đúng pháp luật không, thời hạn còn hay đã hết). Vì vậy, người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin càn thiết, chuyển giao giấy tờ có hên quan đến quyền yêu cầu cho người thế quyền. Nếu quyền yều cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm kèm theo thì người chuyển giao quyền yêu cầu phải chuyển giao luôn biện pháp bảo đảm đó và người thế quyền ưở thành bên nhận bảo đảm.

Việc chuyển quyền yêu cầu có thể thông qua hình thức viết hoặc miệng. Neu pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải thể hiện bằng văn bản, có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bên phải tuân theo hình thức và thủ tục đó.

về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ vì trong mọi trường hợp người có nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng nội dung của nghĩa vụ đã được xác định. Dĩ nhiên, người chuyển quyền phải báo cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Luật quy định việc thông báo này phải được thực hiện bằng văn bản vì văn bản này là chứng cứ để chứng minh người có nghĩa vụ đã chấm dứt nghĩa vụ với bên có quyền đồng thòi là cơ sở để người có nghĩa vụ biết được họ phải thực hiện nghĩa vụ đó với người thứ ba. Vì vậy, nếu bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu thì có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Bên có quyền yêu cầu không được chuyển giao quyền yêu cầu nếu các bên trong quan hệ nghĩa vụ đã thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu hoặc quyền yêu cầu đó gắn liền với nhân thân của bên có quyền như: Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

2. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba

Trong trường hợp người có quyền không có điều kiện để trực tiếp thực hiện quyền yêu cầu thì có thể thông qua người thứ ba để thực hiện quyền yêu cầu đó. Tuy nhiên, người thứ ba chỉ là người nhân danh người có quyền để yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người có quyền.

Để có cơ sở cho người thứ ba yêu cầu người có nghĩa có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì giữa người có quyền với người thứ ba phải xác lập một hợp đồng uỷ quyền, trong đó xác định rõ về phạm vi uỷ quyền. Người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trước người thứ ba theo nội dung uỷ quyền đó.

Có thể phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba qua một số vấn đề sau:

– Về nội dung của quan hệ

Chuyển giao quyền yêu cầu là một quan hệ pháp luật được hình thành từ sự thoả thuận giữa các bên thông qua một trong các hình thức như mua bán, tặng cho, frao đổi, theo đó quyền tài sản (quyền yêu cầu) được chuyển giao từ bên này sang bên kia.

Thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba là thoả thuận giữa người có quyền yêu cầu với người thứ ba, theo đó người có quyền yêu cầu uỷ quyền cho người thứ ba nhân danh mình thực hiện quyền yêu cầu trước người có nghĩa vụ.

– Về tư cách tham gia và thực hiện quan hệ nghĩa vụ của người thứ ba

Trong trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu thì người thứ ba là bên có quyền (người mang quyền mới do được thế quyền) trước người có nghĩa vụ còn trong trường hợp thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba thì người thứ ba (người được uỷ quyền) chỉ nhân danh người có quyền để yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

– Về cơ sở thực hiện quyền yêu cầu

Trong chuyển giao quyền yêu cầu, cơ sở thực hiện quyền yêu cầu là kết quả thoả thuận chuyển giao quyền yêu cầu từ bên có quyền cho bên thế quyền được thể hiện thông qua văn bản hoặc các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh quyền yêu cầu đã được chuyển giao và có hiệu lực. Trong thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba, cơ sở thực hiện quyền yêu cầu là kết quả thoả thuận từ một họp đồng uỷ quyền thường được thể hiện bằng văn bản hợp đồng hoặc theo thông báo của người có quyền yêu cầu tới người có nghĩa vụ về việc uỷ quyền đó.

– Về phạm vi quyền yêu cầu

Trong chuyển giao quyền yêu cầu, người thế quyền là chủ thể bên mang quyền nên phạm vi quyền yêu cầu là toàn bộ quyền đã được chuyển giao (thường là được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà trước đó họ phải thực hiện đối với bên đã chuyển giao quyền yêu cầu). Trong thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba thì người thứ ba chỉ được yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi đã được uỷ quyền.

– Về sự ràng buộc nghĩa vụ

Khi quyền yêu cầu đã được chuyển giao thì quan hệ nghĩa vụ giữa người có nghĩa vụ với người có quyền chấm dứt và phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa người có nghĩa vụ với bên thế quyền. Do vậy, người có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước người thế quyền nếu không thực hiện nghĩa vụ đó.

Trong thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba thì chủ thể mang quyền vẫn là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ nên người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước bên mang quyền nếu không thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của người thứ ba.

3. Chuyển giao nghĩa vụ

Chuyển giao nghĩa vụ là sự thoả thuận giữa người có nghĩa vụ với người khác trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người khác. Người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ mới (gọi là người thế nghĩa vụ) phải thực hiện nghĩa vụ trước người có quyền (Điều 370, Điều 371, Bộ luật dân sự năm 2015)

Như vậy, thực chất của việc chuyển giao nghĩa vụ là một thoả thuận tay ba, theo đó người thứ ba thay thế người có nghĩa vụ cũ để trở thành chủ thể có nghĩa vụ mới của quan hệ nghĩa vụ trước đó. Người có nghĩa vụ cũ chấm dứt hoàn toàn quan hệ nghĩa vụ với người có quyền. Do đó, kể từ thời điểm việc chuyển nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền chỉ được phép yêu cầu người thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ dân sự. Người đã chuyển nghĩa vụ hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ.

Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, quyền của một bên có được đảm bảo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Điều kiện, khả năng, ý thức thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc hưởng quyền của bên có quyền. Vì vậy, nếu chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ thì việc chuyển giao nghĩa vụ lại cần thiết phải có sự đồng ý của người có quyền. Ai sẽ người thay thế việc thực hiện nghĩa vụ, điều kiện, khả năng, ý thức của người đó như thế nào là những vấn đề mà người có quyền luôn luôn phải quan tâm vì nó ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc hưởng quyền của họ.

Tuỳ theo từng trường hợp, việc chuyển giao nghĩa vụ có thể được xác lập bằng văn bản hoặc bằng miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng vãn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng kí hoặc phải xin phép thì các bên phải tuân theo quy định đó.

Nếu nghĩa vụ được chuyển giao là một nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó đương nhiên chấm dứt (trừ trường hợp các bên không có thoả thuận khác).

4. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba

Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba là sự thoả thuận giữa người có quyền với người có nghĩa vụ, theo đó người có nghĩa vụ uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, trường hợp này thực chất là một hợp đồng uỷ quyền nên không làm thay đổi về chủ thể của nghĩa vụ (người thứ ba chỉ là người nhân danh người có nghĩa vụ để thay họ thực hiện nghĩa vụ trước người có quyền). Do đó, người thứ ba trong trường hợp này chỉ phải thực hiện nghĩa vụ theo nội dung uỷ quyền. Người có nghĩa vụ (người uỷ quyền) vẫn phải chịu trách nhiệm trước người có quyền nếu người thứ ba không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *