Câu hỏi tự luận
Câu 1: Nêu cách hiểu của em về nội dung, bản chất của hình phạt từ hình?
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hiến pháp năm 2013;
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2019;
Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;
2. Bản chất của hình phạt tử hình:
2.1 Tử hình là hình phạt đặc biệt:
Trong hệ thống hình phạt, tử hình được coi là loại hình phạt đặc biệt. Tính chất đặc biệt ở đây trước hết được so sánh với các hình phạt khác trong cùng hệ thống, thể hiện ở chỗ: Một là, đây là loại hình phạt nghiêm khắc nhất mà nội dung của nó là tưốc bỏ quyền sống của con người với ý nghĩa là loại trừ vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi xã hội; Hai là, nếu mọi hình phạt khác đều hàm chứa cả nội dung trừng trị với cải tạo giáo dục, và do đó mục đích của chúng được thể hiện ở việc lập lại công lý, công bằng xã hội, phòng ngừa tội phạm và giáo dục cải tạo người phạm tội, thì tử hình loại bỏ mọi khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội, nghĩa là hình phạt này chỉ có tác dụng trừng trị, phòng ngừa mà không có tác dụng cải tạo, giáo dục; Ba là, loại hình phạt này chỉ được áp dụng trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và việc áp dụng, thi hành loại hình phạt này phải tuân theo một thủ tục nghiêm ngặt đến mức dường như pháp luật tìm cách ngăn cản việc áp dụng và thi hành hình phạt mà chính pháp luật quy định.
2.2 Xu hướng phát triển của hình phạt tử hình:
Do ảnh hưởng mạnh mẽ của nguyên tắc nhân đạo, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng thu hẹp. Nếu tính tại thời điểm năm 1989 có 35 nước bãi bỏ loại hình phạt này thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên gần 80 nước. Những nước còn duy trì loại hình phạt này phần lớn là ở châu Á, châu Phi và 38/51 bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
3. Nội dung của hình phạt tử hình:
Ở nước ta, việc giữ lại hình phạt tử hình vẫn còn cần thiết do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất nước. Điều này được lý giải bởi các lý do sau: Thứ nhất, ở nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn tồn tại nhiều trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà mọi hình phạt, ngoại trừ hình phạt tử hình, không đủ khả năng đảm bảo được công lý, lập lại công bằng xã hội. Công lý đòi hỏi mọi chủ thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Trong lĩnh vực hình sự thì yêu cầu này được biểu hiện thông qua nguyên tắc: hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Như vậy, nếu loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình trong giai đoạn hiện nay, thì trong nhiều trường hợp, công lý sẽ khó được đảm bảo, công bằng xã hội khó được khôi phục, và do vậy, ý nghĩa giáo dục chung, phòng ngừa chung (cũng như phòng ngừa riêng) khó đạt tói yêu cầu mà xét một cách khách quan là có khả năng đạt tới; Thứ hai, yêu cầu của phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa chung cũng như phòng ngừa riêng vẫn cần thiết có sự trợ giúp của hình phạt tử hình. Trong tình hình hiện nay, hình phạt tử hình vẫn còn cần thiết để phòng ngừa tội phạm chung cũng như riêng. Phải thừa nhận, trong số’ những người phạm tội vẫn còn những kẻ ngoan cố, sẵn sàng phạm tội khi có điều kiện, họ phạm tội không chỉ trong môi trường xã hội bình thường, mà ngay cả trong những hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, như đang trong thời gian chấp hành hình phạt, thậm chí đang trong thời gian tù họ cũng có thể phạm tội. Ngoài ra, đến nay chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được 100% là những người bị phạt tù không thể trốh trại. Nếu xét từ yêu cầu phòng ngừa chung, rõ ràng trình độ dân trí, ý thức pháp luật, thói quen, tập quán pháp luật trong xã hội ta chưa phải là cao, vì vậy, nếu không có những biện pháp răn đe đủ mạnh thì khó có thể ngăn ngừa, dập tắt những ý đồ phạm tội của một số phần tử thoái hoá, biến chất. Thông thường, trước khi thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể thường trăn trở với những câu hỏi: khả năng thành công? Khả năng bị phát hiện? Khả năng chạy tội? Cái giá phải trả nếu bị phát hiện? Giá phải trả càng thấp thì khả năng chuyển ý định phạm tội thành hành động thực tế càng lốn; Thứ ba, yêu cầu đảm bảo chất lượng cuộc sống của xã hội, đảm bảo an toàn xã hội trong điều kiện hiện tại đòi hỏi trong nhiều trường hợp phải áp dụng hình phạt tử hình. Như trên đã nói, một người tù trốn trại, một phần tử được coi là đặc biệt nguy hiểm thoát ra khỏi sự kiểm soát của pháp luật sẽ đe doạ đến sự an toàn của xã hội, làm nhiều người (chẳng hạn những người đã từng làm chứng chống lại người phạm tội) phải sống trong lo âu, sợ hãi, và do đó chất lượng cuộc sống không được đảm bảo. Chính những lý do này là cơ sở để trong những giới hạn nhất định, hình phạt tử hình vẫn được giữ lại trong luật hình sự của ta.
Mặt khác, công bằng mà nói, mặc dù tử hình là hình phạt nghiêm khắc tước đoạt quyền sống của người phạm tội, là hình phạt chỉ có tác dụng trừng trị và phòng ngừa mà không có tác dụng giáo dục, cải tạo, nhưng điều đó không có nghĩa là loại hình phạt này mâu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo của pháp luật, Ở đây cần thấy rằng tính nhân đạo được tập trung thể hiện một cách triệt để ở khía cạnh xã hội, tức là ở việc phòng ngừa, răn đe phạm tội, bảo đảm an toàn xã hội, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Cũng cần nhắc lại rằng khi nói đến nhân đạo, chúng ta thường xem xét trưóc hết là từ phía người phạm tội mà đôi khi đánh giá chưa hết lợi ích của người khác và của xã hội. Việc thường nhấn mạnh khía cạnh cá nhân người phạm tội xuất phát từ ý nghĩ cho rằng .trong hoàn cảnh tô tụng, người phạm tội luôn được coi là bên yếụ thế hơn so với Nhà nước.
Việc duy trì hình phạt tử hình ở nước ta hiện nay mang tính cần thiết khách quan, nhưng điều đó không có nghĩa là hình phạt này hoàn toàn không thay đổi hoặc không thay đổi trong một thời gian dài. Ngược lại, thay đổi về nội dung, hình thức loại hình phạt này luôn là vấn đề thường trực trong chủ trương, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước. Mọi khả năng thay đổi loại hình phạt này đêu được tận dụng một cách tối đa. Điều này được thể hiện rõ trong lịch sử phát triển của pháp luật thực định cũng như trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, tổng kết công tác xét xử và thi hành án tử hình cho thấy, mặc dù pháp luật đã có những thay đổi theo hướng hạn chế hình phạt tử hình, giảm thiểu khả năng lựa chọn hoặc ấp dụng hình phạt tử hình, cơ chế tổ chức thi hành án tử hình đã từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc, bất cập cần được khắc phục. Chẳng hạn, việc hình phạt tử hình ở nước ta được quy định với phạm vi rộng hơn so với một số nước khác có đúng, có hợp lý hay không? Những vấn đề về tạm hoãn thi hành án, hình thức thi hành án, thời hạn thi hành án,… Chính vì vây, cùng với cải cách tư pháp và đổi mới công tác thi hành án nói chung, việc đổi mới tổ chức thi hành hình phạt tử hình và hạn chế án tử hình được Bộ Chính trị xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Trong Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 củá Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới nêu rõ: “Trên cơ sở tổng kết, đánh giá về công tác thi hành án, cần sớm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thi hành án, bảo đảm các quyết định, bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh. Xây dựng đề án thay đổi việc tổ chức thi hành án tử hình và nghiên cứu hạn chế án tử hình trong BLHS”. ở đấy, Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị chỉ rõ hai nội dung cần được xem xét trong lĩnh vực án tử hình là: đổi mối tổ chức thi hành án tử hình; và hạn chế án tử hình trong tư pháp hình sự.
Một câu hỏi luôn đặt ra khi nghiên cứu và thực hiện việc hạn chế hình phạt tử hình là: căn cứ vào tiêu chí nào để hạn chê hình phạt tử hình trong giai đoạn này hay giai đoạn khác? Hạn chế ở mức nào là đủ? Hạn chế ở các lĩnh vực nào? Mức độ, cách thức hạn chế?
Hình phạt là hệ quả tất yếu của tội phạm, chỉ tồn tại trong mối quan hệ nhân quả với tội phạm và là mối quan hệ mang tính chất tương xứng. Hình phạt tử hình, một bộ phận của hệ thống hình phạt, cũng tồn tại trên cơ sở tồn tại những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội đặc biệt nguy hiểm. Phạm vi, giới hạn quy định và áp dụng hình phạt tử hình cũng thay đổi theo sự biến động của các tội phạm nói trên. Như vậy, điều kiện có ý nghĩa cơ sở cho việc hạn chế hình phạt tử hình chính là sự thay đổi về tính chất của tội phạm.
Việc hạn chế hình phạt tử hình có thể thực hiện được trong tất cả các lĩnh vực xây dựng và áp dụng pháp luật. Trong lĩnh vực lập pháp, việc hạn chê hình phạt tử hình được thực hiện thông qua quá trình phi hình sự hoá. Còn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, hình phạt tỏ hình được hạn chế thông qua các quy định phức tạp, chặt chẽ, ngày càng có nhiều yếu tố nhân đạo đối với việc lựa chọn, áp dụng và thi hành hình phạt tử hình.
Việc hạn chê hình phạt tử hình thông qua quá trình phi hình sự hổầ được thực hiện bằng nhiều hình thức (mức độ). Chẳng hạn, loại bỏ hoàn toàn khả năng áp dụng hình phạt tử hình đối với một số loại tội nào đó; giảm nhẹ trách nhiệm bằng cách tăng cường các điều kiện cho phép áp dụng, thay đối điều kiện áp dụng theo hướng có lợi hơn đối với người bị kết án; hình phạt tử hình luôn được quy định trong chế tài lựa chọn.
Xu hướng hạn chê áp dụng hình phạt tử hình trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thực hiện trong cả hoạt động xét xử, cả trong hoạt động thi hành án. Trong hoạt động xét xử, hình phạt tử hình luôn là phương án lựa chọn cuối cùng của Hội đồng xét xử. Có thể nói, mọi tình tiết, dù là nhỏ nhất có ảnh hưởng đến việc giảm nhẹ trách nhiệm, giảm nhẹ hình phạt đều được các Toà án sử dụng triệt để nhằm từ chốỉ lựa chọn hình phạt tử hình.
Thực tiễn áp dụng pháp luật còn chứng kiến một cách nữa hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, đó là việc quy định thủ tục, trình tự thi hành hình phạt tử hình hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt, hạn chế đến mức tối đa khả năng đưa bản án tử hình ra thi hành.
Câu 2:Nêu cách hiểu của em về nội dung, bản chất của hình phạt tù có thời hạn?
1. Khái niệm hình phạt tù:
Hình phạt tù về thực chất là tước một số quyền tự do, giam giữ người bị kết án phạt tù tại trại giam, cách ly người đó khỏi môi trường xã hội bình thường để thực hiện các mục đích của hình phạt là đảm bảo công lý, công bằng xã hội, cải tạo, giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Trong hệ thông hình phạt, hình phạt tù có hai loại: tù có thời hạn và tù không thời hạn(tù chung thân).
2. Tù có thời hạn
Trong hệ thống hình phạt hiện hành, tù có thời hạn giữ một vị trí hết sức quan trọng. Đây là hình phạt lâu đòi nhất và phổ biến nhất. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định. Như vậy, tù có thời hạn về thực chất là giam người bị kết án ở các trại giam, tức là cách ly người đó ra khỏi môi trường xã hội bình thường để giáo dục và cải tạo họ. Chế độ giam trong trại giam, hình thức giáo dục và cải tạo ở đó do pháp luật về thi hành án quy định. Hiện nay, vấn đề này chủ yếu được quy định tại Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993.
Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tốỉ thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi nám (Điều 33 BLHS năm 1999). Tuy nhiên, đây phải hiểu là thời hạn chung. Các chê tài cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS quy định những thời hạn tù cụ thể đối với từng cấu thành tội phạm cụ thể, còn các Tòa án thì quyết định trong các bản án của mình những mức án tù cụ thể. Trước đây, BLHS năm 1985 ngoài quy định vê’ thời hạn chung tôì đa của hình phạt tù, còn quy định thời hạn tôi đa của hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội là 12 năm (khoản 2 Điều 64 BLHS năm 1985). Hiện nay, BLHS năm 1999 đã bỏ quy định này và thay vào đó quy định mức hình phạt cao nhất đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định, đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (Điều 74 BLHS năm 1999).
Trong lịch sử pháp luật hình sự, tù có thời hạn là hình phạt điển hình nhất và đã được quy định ngay từ khi có luật hình sự. Cho đến nay, loại hình phạt này đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Kết quả sửa đổi gần đây nhất được thể hiện trong BLHS nám 1999 mà tập trung nhất là quy định tại Điều 33. So với quy định tương ứng tại Điều 25 BLHS năm 1985, Điều 33 BLHS năm 1999 có những điểm mới đáng chú ý sau đây:
Thứ nhất, theo Điều 25 BLHS năm 1985 thì tù có thời hạn được quy định chung chung, tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam. Trong khi đó, Điều 33 của Bộ luật mới nói rõ hơn rằng tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam một thời gian nhất định. Quy định cụ thể đó nhằm khẳng định việc cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội và đồng thời chỉ rõ quá trình cải tạo của người bị kết án được thực hiện tại trại giam với những chế độ cải tạo, giáo dục nhất định. Tính chính xác của điều luật mới thể hiện rất rõ qua nội dung này;
Thứ hai, cũng theo Điều 25 BLHS năm 1985 thì tù có thời hạn là từ ba tháng (mức tốì thiểu) đến hai mươi năm (mức tôì đa). Điều 33 BLHS năm 1999 nói rõ hơn: tù có thời hạn đốĩ với người phạm một tội có mức tôì thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai mươi năm. Đây là giới hạn được áp dụng đối với một tội, nghĩa là nếu phạm hai tội thì hình phạt chung có thể không bị giối hạn bởi mức tốì đa như đổì với một tội. Theo quy đinh của BLHS năm 1999, nếu phạm nhiều tội đều bị xử phạt tù có thời hạn thì khi tổng hợp mức phạt tù cụ thể khi quyết đỊnh hình phạt thì Điều 50 BLHS năm 1999 cho phép là 30 năm.
Tù giam với nội dung là sự cách ly và hạn chế tự do đối với người bị kết án, ngoài những tác dụng mà nhà làm luật mong muôn, còn có khả năng gây những hiệu ứng trái chiều. Chẳng hạn, việc hạn chế lâu dài các chức năng xã hội bình thường của một con người làm tê liệt, làm lãng quên các thói quen xã hội có ích ở họ như học tập, quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, bạn bè, nghề nghiệp… Sau này, việc khôi phục lại các quan hệ đó là cả một sự khó khăn đáng kể. Chính vì vậy mà lý luận luật hình sự xã hội chủ nghĩa cũng như thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ỗ nước ta đã đi đến một điều khẳng định là: trong những trường hợp, khi mà mục đích của hình phạt vẫn có thể đạt được mà không cần đến cách ly người phạm tội ra khỏi môi trường bình thường của xã hội, thì cần áp dụng các hình phạt không phải hình phạt tù. Trong BLHS của nước ta, quy tắc đó được cụ thể hóa bằng cách đưa ra quy tắc ở Phần chung cho phép Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn hoặc quy định các chê tài lựa chọn ỏ Phần các tội phạm của BLHS, trong đó bên cạnh hình phạt tù là các hình phạt không phải là tù. Hạn chế những mặt phản tác dụng của hình phạt tù cũng là lý do của việc không ngừng bổ sung các hình phạt có khả năng thay thế hình phạt tù, nhất là đối với loại hình phạt tù có mức tù ngắn hạn.
Nói đến hình phạt nói chung, cũng như hình phạt tù nói riêng, ngoài mối tương quan giữa hình phạt đó với các hình phạt không phải là tù, thì sự hiện diện (quy định) của nó trong các chế tài của các điều luật cụ thể cũng nói lên cường độ sử dụng nó và đồng thời nói lên tính chất của chính sách hình sự của Nhà nước. Ở nghĩa đó, cần phải có một nhận xét về các chế tài của Phần các tội phạm của BLHS nước ta là: hiện nay, tù có thời hạn còn “có mặt” ở tất cả các chế tài và con số những chế tài lựa chọn hầu như rất ít ỏi. Điều 47 BLHS như đã nói ỏ trên, quy định khả năng của các Tòa án vận dụng việc chuyển loại hình phạt, nhưng điều đó chỉ quy định trường hợp “có nhiều tình tiết giảm nhẹ”. Theo chúng tôi, cách quy đỉnh hiện nay của các chê tài của Phần các tội phạm là một trong những hạn chế của BLHS nước ta cần được khắc phục.
Câu 3: Nêu cách hiểu của em về nội dung, bản chất của cải tạo không giam giữ?
1. Khái niệm cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ là buộc người phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi họ làm việc hoặc cư trú qua việc phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam kể từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực. Đây là loại hình phạt không tước tự do, không buộc người phạm tội phải cách li khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã hội nói chung. Nội dung chính của hình phạt này là sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc thường trú đối với người bị kết án. Nghĩa vụ mà người bị phạt cải tạo không giam giữ phải thực hiện có thể là nghĩa vụ báo cáo, tự kiểm điểm theo định kì… và còn phải nộp từ 5% đến 20% thu nhập để sung quỹ nhà nước (trừ trường hợp được miễn do điều kiện thực tế không cho phép). Thời gian cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm.
Hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ có thế được áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng và khi các điều kiện khác cho thấy họ có thể tự cải tạo, giáo dục mà không cần thiết phải bị cách li khỏi xã hội. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, hình phạt này được quy định chỉ có thể áp dụng cho người phạm tội không phải là quân nhân vì đối với người phạm tội là quân nhân có hình phạt cải tạo ở đơn vị kỉ luật của quân đội. Đó là hình phạt buộc người bị kết án phải cải tạo, giáo dục trong một đơn vị đặc biệt được thành lập cho việc thi hành hình phạt này. Hiện nay, hình phạt cải tạo ở đơn vị kỉ luật của quân đội đã bị loại bỏ trước hết do cách thức chấp hành hình phạt này không phù hợp với tính chất của hình phạt… Do vậy, hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng cho cả đối tượng là quân nhân.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt cải lạo không giam giữ được quy định có sự hoàn thiện hơn và được quy định ở nhiều điều luật hơn (150 điều) so với Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn chưa quy định các ràng buộc pháp lí đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh hình phạt này. Đó là hậu quả pháp lí nặng hơn mà người bị án phải gánh chịu nếu họ không chấp hành nghiêm chỉnh hình phạt cải tạo không giam giữ.
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định cụ thể tại Điều 36.
2. Bản chất của cải tạo không giam giữ
Theo quy định thì cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.
Khác với hình phạt tù, hình phạt cải tạo không giam giữ không buộc người bị kết án phải cách ly với xã hội. Do vậy, trong thực tiễn xét xử chỉ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong những trường hợp tội phạm đã thực hiện thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng hoặc là nghiêm trọng và bị cáo là người có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Khi áp dụng các hình phạt này, Toà án giao người bị kết án cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.
Khoản 3 Điểu 36 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục không được tự đặt thêm những hạn chế về quyền và nghĩa vụ công dân của người bị kết án.
3. Nội dung hình phạt cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó:
Cải tạo không giam giữ áp dụng với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng
Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Thời gian tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời gian cải tạo không giam giữ
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Bị khấu trừ thu nhập trong thời gian cải tạo không giam giữ
– Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
– Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.
Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Người bị cải tạo không giam giữ không có việc làm phải lao động phục vụ cộng đồng
Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
– Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
– Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Câu 4:Nêu cách hiểu của em về nội dung, bản chất của án treo?
Bản chất của án treo
Tính chất pháp lý của án treo được thể hiện án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Cụm từ có điều kiện chỉ tính chất pháp lý của án treo thể hiện ở 2 phương diện:
Một là: Người được hưởng án treo luôn phải chịu thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm.
Hai là: Nếu người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì phải chấp hành hình phạt tù của bán án đã cho hưởng án treo tổng hợp với tội mới thực hiện.
Như vậy, thời gian thử thách của án treo chỉ thay thế cho hình phạt tù của bản án đã tuyên cho hưởng án treo nếu người bị kết án được hưởng án treo không phạm tội mới trong thời gian thử thách.
Nội dung của án treo
Điều kiện được hưởng án treo
Một người bị kết án chỉ có thể được xem xét cho hưởng án treo khi thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện sau:
- Bị phạt tù từ 3 năm trở xuống (kể cả trường hợp phạm nhiều tội).
- Có nhân thân tốt.
- Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên được quy định ở Khoản 1, Điều 46 BLHS.
Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo
Án treo chỉ có ý nghĩa khi đi kèm với thời gian thử thách. Trong mọi trường hợp cho hưởng án treo Toà án đều phải ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm nhưng không thấp hơn mức phạt tù.
Thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo.
Tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách
Khoản 5, Điều 60 BLHS quy định: “Nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì phải chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định Điều 51 BLHS”.
Nếu một người đang chấp hành bản án cho hưởng án treo lại bị xét xử về tội thực hiện trước, thì tội thực hiện trước đó có thể được hưởng án treo. Trong trường hợp này phải tổng hợp hai bản án cho hưởng án treo. Nếu tội thực hiện trước đó không được hưởng án treo thì bị cáo thi hành đồng thời 2 bản án (không tổng hợp).
Áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo
Người được hưởng án treo có thể phải chịu áp dụng một trong số các hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm thi hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Thi hành bản án cho hưởng án treo
Toà án giao người bị kết án cho cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục.
Gia đình phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức giám sát.
Câu 5: Nêu cách hiểu của em về nội dung, bản chất của quản chế?
1. Khái niệm quản chế
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù.
Quản chế là biện pháp có nội dung hạn chế tụ do của người bị áp dụng biện pháp này ở mức độ nhất định. Qua sự đó nhằm hạn chế khả năng người bị án phạm tội lại cũng như nhằm củng cố kết quả giáo dục họ trong thời gian chấp hành hình phạt tù, Văn bản pháp luật đầu tiên quy định biện pháp này là Sắc lệnh số 175 năm 1953. Khi đó, quản chế quy định có thể là hình phạt chính và cũng có thể là hình phạt bổ sung. Trong các văn bản pháp luật tiếp theo cũng như trong Bộ luật hình sự năm 1999, quản chế được quy định là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác được luật quy định nhằm tăng cường hiệu lực của hình phạt tù, hạn chế khả năng tái phạm.
Khái niệm về quản chế được quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định”.
Thời hạn quản chế là từ 1 năm đến 5 năm, trong thời gian này người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú và có thể bị tước một số quyền công dân cũng như cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Như vậy, hình phạt quản chế chính là một hình thức cư trú bắt buộc, nhưng kèm theo điều kiện là phải cải tạo ở nơi cư trú, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương nơi họ đến cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù
Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú và bị tước một số quyền công dân, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trong thực tiễn, việc thi hành hình phạt quản chế còn gặp phải nhiều khó khăn vì thường bản án không tuyên cụ thể là buộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn sinh sống ở địa phương nào hay bị tước những quyền công dân, cấm hành nghề nào mà thường chỉ tuyên một cách chung chung.
2. Đối tượng áp dụng
Hình phạt này chỉ áp dụng với người bị kết án, bị phạt tù về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp do Bộ luật hình sự quy định như: tội giết người (Điều 93), tội mua bán phụ nữ (Điều 119), tội cướp tài sản (Điều 133), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134), tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197), tội chiếm tàu bay, tàu thủy (Điều 221), tội chế tạo, tang trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự (Điều 230), tội chế tạo, tang trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 232), tội chế taọ, tang trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 233), tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ (Điều 236), tội sản xuất, tang trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc (Điều 238), tội chứa mại dâm (Điều 254),…
Như vậy, hầu hết các tội có quy định hình phạt cấm cư trú đều quy định hình phạt quản chế và ngược lại, trừ tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới (Điều 273), không quy định hình phạt quản chế và các tội quy định tại các Điều 252, 254 không quy định hình phạt cấm cư trú. Về thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
3. Quy định về thủ tục thi hành án phạt quản chế
Thủ tục thi hành án phạt quản chế được quy định tại Điều 112 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 như sau:
- Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là quản chế, Giám thị trại giam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú để chấp hành án phạt quản chế.
- Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là quản chế chấp hành xong án phạt tù, trại giam phải giao người bị quản chế kèm theo bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, nhận xét kết quả chấp hành án phạt tù và tài liệu có liên quan cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải giao ngay người đó cho Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm soát, giáo dục.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ thi hành án phạt quản chế và sao gửi các tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú. Hồ sơ bao gồm:
- a) Bản sao bản án,quyết định của Tòa áncó hiệu lực pháp luật;
- b)Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
- c) Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
- d) Biên bản giao người bị quản chế;
đ) Tài liệu về quá trình chấp hành án phạt tù và tài liệu khác có liên quan.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế. Hồ sơ bao gồm:
- a) Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này;
- b) Cam kết của người chấp hành án phạt quản chế;
- c) Nhận xét về quá trình chấp hành án phạt quản chế;
- d) Biên bản vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án (nếu có);
đ) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án (nếu có);
- e) Quyết định của Tòa án về miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại (nếu có);
- g) Tài liệu khác có liên quan.
- Trước khi hết thời hạn quản chế 03 ngày hoặc trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án về miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã bàn giao hồ sơ kiểm soát, giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế có trụ sở.
- Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
4. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế
Điều 114 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế như sau:
- Người chấp hành án có các quyền sau đây:
- a)Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế;
- b) Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra;
- c) Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;
- d) Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều 117 của Luật này.
- Người chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:
- a) Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
- b) Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;
- c) Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
- d) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;
đ) Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Xử lý người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ
– Trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này thì Công an cấp xã lập biên bản vi phạm nghĩa vụ, lưu hồ sơ thi hành án.
– Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế.
Người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 6: Vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án hình sự
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong lĩnh vực thi hành án hình sự, Tòa án nhân dân (TAND) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
– Ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo.
– Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình.
– Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định (quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình; quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo).
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định[7].
– Xem xét, cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định xóa án tích đối với người bị kết án[8].
Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định, Chánh án, Phó Chánh án TAND có nhiệm vụ và quyền hạn: “Ra quyết định thi hành án hình sự; Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù; Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; Quyết định xoá án tích”. Các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nêu rõ lý do[9].
Để triển khai các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, TAND tối cao đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng thể chế, hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác thi hành án… nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã được pháp luật quy định trong lĩnh vực này.
Theo Báo cáo của TAND tối cao, từ ngày 01/10/2006 đến hết 30/9/2012, Tòa án đã ra quyết định thi hành án 564.896 người/tổng số 591.316 người bị kết án, trong đó phạt tù 490.050 người, các hình phạt khác 74.846 người; ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình đối với 494 người; xem xét, ra quyết định miễn giảm thời hạn chấp hành án đối với 353.279 người; xem xét, ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù 36.319 người; tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù 20.694 người; xem xét, cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định xóa án tích cho 2.857 người bị kết án đã chấp hành xong bản án. Theo đánh giá chung, việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án đã được tiến hành đúng pháp luật, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.
Qua tổng kết 20 năm thực hiện vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự, TAND tối cao đã chỉ rõ những hạn chế, khó khăn chủ yếu trong công tác này gồm: thể chế chưa hoàn thiện, việc triển khai thực hiện các quy định hiện hành về thi hành án hình sự chưa được thực hiện do chưa đủ điều kiện; sự phối hợp giữa các cơ quan và chính quyền địa phương trong thi hành án hình sự chưa chặt chẽ, gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án; việc theo dõi, thống kê công tác thi hành án trong phạm vi nhiệm vụ của Tòa án chưa đầy đủ, chưa bảo đảm độ chính xác. Mặc dù TAND là cơ quan chịu trách nhiệm rất nặng nề trong công tác thi hành án hình sự, nhưng nhiều cơ quan Tòa án chưa có bộ phận chuyên trách, phần lớn cán bộ làm công tác này đều kiêm nhiệm.
Nhìn chung, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của TAND có những nguyên nhân cơ bản là: Chưa có sự quan tâm đến công tác xây dựng và hướng dẫn pháp luật thi hành án hình sự, do đó công tác xây dựng pháp luật về thi hành án hình sự chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ thi hành án hình sự chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chưa ban hành được quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án hình sự và quản lý công tác thi hành án hình sự, việc quản lý công tác thi hành án hình sự còn lúng túng; nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, công chức và nhân dân về công tác thi hành án hình sự và quản lý thi hành án hình sự chưa cao[10].
Câu 7: Hiện nay, trên thế giới có 2 loại quan điểm trái ngược nhau về việc có nên duy trì hình phạt tử hình hay không?
- Nêu quan điểm cá nhân để đưa ra luận điểm để bảo vệ quan điểm
- Bảo vệ một quan điểm được ấn định trong đề– Đồng thuận– Phản đối
Hình phạt tử hình đã tồn tại trong Luật hình sự Việt Nam với cả ngàn năm lịch sử từ khi hình thành nhà nước, khi pháp luật chưa thành văn cho tới tận bây giờ. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, hình phạt tử hình không những được coi là biểu tượng thể hiện uy quyền của nhà nước mà còn là phương tiện trả thù của người bị hại thông qua nhà nước đối với người phạm tội theo kiểu “nợ máu phải trả bằng máu”. [1]Vì vậy, hình phạt tử hình phù hợp với lòng dân, thỏa mãn đòi hỏi được trả thù và phù hợp tư tưởng đạo đức, lễ giáo của xã hội phong kiến.
Bản án tử hình đối với một vài quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Hồi Giáo được xem như một lẽ tất yếu, một điều tự nhiên. Đa phần mọi người đều nghĩ rằng tội lỗi của những nhười phạm tội đều đáng để bị “giết”. Xã hội cần tiến đến một nên văn minh, con người cần có một suy nghĩ về vấn đề này. Án tử hình suy cho cùng cũng là loại tên tội phạm ấy ra khỏi xã hội, chúng ta đã thử làm hết cách để tách họ ra khỏi đời sống xã hội chưa hay chúng ta chọn lấy hình thức đơn giản, nhanh chóng nhất .
Duy trì hay xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luậthình sự là đề tài gây nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng chung là hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình. Nhìn lại việc qui định hình phạt tử hình trong Luật hình sựnước ta từ 1945 đến nay cũng đã thể hiện khuynhhướng này. Nếu Bộ luật hình sự (BLHS) 1985(Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam) sau nhiềulần sửa đổi bổ sung còn 44 điều luật qui định hình phạt tử hình thì BLHS 1999 chỉ còn qui định hình phạt tử hình ở 29 điều luật. Trước yêu cầu cải cách tư pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS (năm2009) đã xóa bỏ hình phạt tử hình ở các điều luật qui định 8 tội phạm [2].
Từ những quy định của pháp luật được áp dụng vào thực tế qua một khoảng thời gian dài như thế cho thấy: Việc thi hành án tử hình phần nào còn thể hiện sự bất lực của luật pháp đối với tình hình phạm tội. Chúng ta nên hướng đến kinh nghiệm ở các nước Châu Âu loại bỏ hình phạt tử hình và thực hiện một nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa công bằng văn minh “ Đề cao quyền con người” bởi những lý do:
Thứ nhất, bảo đảm tính nhân đạo
Hành vi nguy hiểm của cá nhân có thể cải tạo được bởi khi một cá nhân sinh ra, cá nhân đó chỉ có hành vi bản năng tự nhiên không nguy hại. chỉ khi cá nhân đó tham gia vào cộng đồng cá nhân đó mới từng bước hình thành hành vi có ý thức. Mà tất cả những hành vi có ý thức thì có thể cải tạo được[3].Vì vậy chúng ta cần xem lại môi trường tác động đến cá nhân đó
Nhà nước Việt Nam đang hướng tới nhà nước việt Nam xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền con người[4]. Chúng ta đang hướng tới nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải hướng tới nhà nước phong kiến mang các hình thức thi hành man rợn “ giết người phải đền mạng” thì đây là chúng ta đang đi ngược với xã hội mà ta muốn hướng tới.
Hiện nay, đã có hơn 100 nước trên thế giới đã thực hiện việc bỏ án tử hình. Những nước còn lại trong đó có Việt Nam còn tồn tại án tử hình như là một biện pháp răn đe, quản lí xã hội. [5] Nước Mỹ các bang còn giữ án tử hình đều có tỷ lệ tội phạm giết người cao hơn 50% so với các bang đã bỏ án tử hình.
Án tử hình không thể chấp nhận được vì nó là một án phạt có tính chất phân biệt đối xử và chống lại một số tầng lớp dân chúng. Các tội thường là những kẻ mất cân bằng xuất thân từ các tầng lớp nghèo khổ. Ta cũng biết rằng tội phạm lớn hay nhỏ và các tội ác thường liên quan đến những kẻ bỏ rơi, gặp nhiều khó khăn, những người không được học hành, thất nghiệp. Cuối cùng, bản án tử hình là sự thú nhận thất bại của một xã hội đã không thể có các biện pháp phòng ngừa, bất lực để giải quyết vấn đề, nagnhf tư pháp đã chọn ra cách triệt tiêu nó đi. Sẽ không còn bất cứ cơ may mới hay họ không có khả năng để hối cải hay tái hòa nhập xã hội
Thứ hai, chi phí thực hiện tử hình cao
Chi phí cho một lần thi hành án tử hình từ 600-900 triệu đồng. Người phạm tội phải trải qua 3 mũi tiêm, chi phí cho 2 mũi ít nhất là 200 triệu đồng. Một sự thật hiển nhiên rằng, số lượng tội phạm ở Việt Nam chờ được tử hình tăng cao. Ước tính có khoảng 500 người đang chờ được thi hành án, trong đó một vài tù nhân đã làm đơn được tử hình sớm.[6] Trong khi đó nước ta là nước đang phát triển, việc chi trả cho việc sử dụng thuốc độc trong tử hình là bất khả thi (tốn một chi phí rất lớn). Thay vào đó nhà nước có thể áp dụng chi phí đó các an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Xã hội ổn định, an sinh và phúc lợi xã hội bảo đảm đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là đối với những người có thu nhập thấp hoặc thất nghiệp.
Thứ ba, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Hiện nay có tời 135 nước đã bãi bỏ án tử hình, 62 nước ẫn còn duy trì án tử hình ( trong đó có Việt Nam), thường là để trừng trị kẻ sát nhân. [7]Tuy nhiên, hầu hết các nước đang áp dụng án tử hình đều cho rằng là phải áp dụng bản án nặng nề nhất này để đảm bảo an ninh, an toàn cho cộng đồng. Còn các nước không duy trì án tử hình thì lại cho rằng tử hình là I phạm quyền sống của còn người. Cả hai bên đều có những lý lẽ riêng, nhưng thực tế rằng chỉ tồn tại khoảng 30% ở các quốc gia trên thế giới án tử hình, trong khi xuất phát điểm của tất cả các nước trên thế giới đều tồn tại hình phạt tử hình.Vậy suy cho cùng, đây là qui luật khách quan tất yếu của thời đại không thể chối từ. Vì vậy sớm hay muộn thì các quốc gia cũng phải bỏ án tử hình để phù hợp với đại đa số các nước đã bỏ nó, và thay vào đó là một hình thức thi hành khác.
Trên đây là ba nguyên nhân chính để lý giải cho việc nên bỏ án tử hình trong quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bỏ án từ hình không có nghĩa không có mức phạt đối với những người phạm tội. Mà có thể áp dụng những biện pháp thay thế, tương tự như nhiều nước ngày nay đã thay thế án tử hình bằng án chung thân không được khoan hồng. Trong thời phong kiến, pháp luật cũng có quy định lưu đày biệt xứ cũng là một kiểu cách ly hoàn toàn chủ thể với cộng đồng. Như vậy, vừa có thể đảm bảo được tính nhân văn của xã hội chủ nghĩa vữa đảm bảo quyền sống của con người. Đồng thời cũng phù hợp với điều 27 bộ luật hình sự hình hành ở nước ta có qui định “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục học trở thành người có ích cho xã hội, cso ý thức tuân theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới.[8] Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trong pháp luật, đâu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm”. Từ đó, có thể thấy hình phạt không phải là trừng trị mà là giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, không có lý do gì mà hình phạt tử hình còn tồn tại trong một xã hội mà đề cao quyền con người như Việt Nam.
Câu 8: Có quan điểm cho rằng THAHS là một giai đoạn của quá trình tố tụng nhưng cũng có quan điểm cho rằng thi hành án hình sự là một giai đoạn độc lập và mang tính hành chính tư pháp. Anh chị hãy nêu ý kiến cá nhân về quan điểm?
Theo chúng tôi, thi hành án không thể là giai đoạn của tố tụng, bởi vì thi hành án có mục đích khác với mục đích của tố tụng. Điều này thể hiện ở chỗ, mục đích của tố tụng là xác định các chứng cứ để khôi phục lại trạng thái ban đầu của sự việc. Nói cách khác, tố tụng là quá trình đi tìm sự thật của các vụ việc đã diễn ra để trên cơ sở đó đưa ra cách giải quyết vụ việc theo đúng các quy định của pháp luật.
Với mục đích đó, toàn bộ quá trình tố tụng diễn ra theo quy trình hết sức chặt chẽ và phải bảo đảm các nguyên tắc như bình đẳng, công khai, dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng… và khi có phán quyết của toà án thì quá trình tố tụng kết thúc.
Trong khi đó, thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, có thể nói một cách hình ảnh rằng, tố tụng là quá trình đi tìm chân lí để áp dụng công lí (pháp luật); còn thi hành án là quá trình thực thi chân lí bằng công lí. ở đây chân lí đã rõ, có tội hay vô tội, đúng hay sai đã được phân xử rõ ràng, thi hành án chỉ nhằm thực hiện các bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Quá trình này có thể do các chủ thể bị thi hành án tự giác thi hành hoặc do các cơ quan có thẩm quyền (không phải chỉ có tòa án) buộc các chủ thể đó phải thi hành.
Câu 9: Phân tích điểm mới cơ bản của luật thi hành án hình sự so với các quy định về THAHS trước đó mà nó thay thế
So với Luật thi hành án hình sự năm 2010, Luật THAHS năm 2019 gồm 16 chương, 207 điều và có nhiều nội dung mới về phạm vi điều chỉnh, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án tử hình, thi hành án đối với pháp nhân thương mại, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đang chấp hành án..v.v.. khắc phục bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác thi hành án, thể hiện tính nhân văn sâu sắc bảo đảm quyền lợi của phạm nhân, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.
- Về phạm vi điều chỉnh
Luật đã mở rộng thêm đối với việc xác định nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện; thi hành các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại chấp hành án. Chương XI “Thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại” bao gồm 9 điều quy định về cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án; quyết định, thủ tục, hồ sơ thi hành án; quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án; cưỡng chế thi hành án; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại; chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại; cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp…
- Bổ sung điều luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân
Thể thể hóa Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã Luật bổ sung các nhóm quyền cho phạm nhân như: Được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Trong đó, phạm nhân được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, phạm nhân được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật… cụ thể, tại Điều 27 của Luật quy định phạm nhân có các quyền và nghĩa vụ như sau:
* Về quyền:
- a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
- b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
- c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
- d) Được lao động, học tập, học nghề;
đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
- e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
- g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
- k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
* Phạm nhân có các nghĩa vụ:
- a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
- c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
- d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
Khoản 3 Điều 27 quy định: “Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này”.
Những quy định này phù hợp với Hiến pháp, vừa bảo đảm tính khả thi của Luật, phù hợp với sự phát triển KT – XH của đất nước, vừa bảo đảm đạt được mục đích của hình phạt là giáo dục, cải tạo người chấp hành án. Đây là điểm hoàn toàn mới trong Luật Thi hành án hình sự 2019.
- Quy định về những đối tượng được giam giữ riêng
Trước đây,tại khoản 2 Điều 27 của Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định có 06 đối tượng được giam giữ riêng, gồm: Phạm nhân nữ; phạm nhân là người chưa thành niên; phạm nhân là người nước ngoài; phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam. Hiện nay, Luật mới đã bổ sung thêm 02 đối tượng là Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam và Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính. Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật thi hành án hình sự năm 2019 có tổng cộng 08 đối tượng có thể được giam giữ riêng.
- Về việc tiếp nhận người chấp hành án phạt tù
Điều 28 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định: Khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định, trại giam, trại tạm giam… phải tiếp nhận người chấp hành án phạt tù. Khi tiếp nhận, các cơ quan này phải có trách nhiệm kiểm tra thông tin, khám sức khỏe cho người chấp hành hình phạt tù. Phải kiểm tra cơ thể của người chấp hành hình phạt tù để xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng giam. Trong đó, những đồ vật không được mang vào buồng giam gồm: vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược; các chất ma túy và thuốc tân dược có thành phần gây nghiện; rượu, bia và các chất kích thích khác; các đồ dùng có thể dùng làm hung khí như dây lưng, dây điện, dây đàn, đồ làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước, đồ vật sắc nhọn …; tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý; các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, bằng cấp, chứng chỉ… các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử như máy ghi âm, ghi hình, máy nghe nhìn, điện thoại, bộ đàm; tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá … việc kiểm tra thân thể nam giới do cán bộ nam thực hiện, thân thể nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và phải kiểm tra tại nơi kín đáo.
- Quy định về Chế độ lao động, Tổ chức lao động cho phạm nhân
Về chế độ lao động, khoản 4 Điều 32 bổ sung quy định: Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây: Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Về tổ chức lao động cho phạm nhân, Điều 33 của Luật quy định: Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt (khoản 1). Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về xếp loại chấp hành án phạt tù
Luật bổ sung Điều 35 quy định về việc phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù theo tuần, tháng, quý, 6 tháng, 1 năm dựa trên căn cứ việc thực hiện kết quả thực hiện các tiêu chuẩn thi đua, nội quy cơ sở giam giữ. Việc nhận xét, đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và bảo đảm tính liên tục; căn cứ kết quả thực hiện các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, học tập, lao động cải tạo, kết quả khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra để nhận xét, đánh giá và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo một trong các mức tốt, khá, trung bình, kém; kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm phải bằng văn bản, được lưu hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân lập công thì được nâng mức xếp loại chấp hành án phạt tù.
- Người bị bệnh nặng phải trưng cầu giám định y khoa
Điều 25 và Điều 37 của Luật đã bổ sung quy định xử lý trường hợp đối với người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù với lý do ốm nặng nhưng có dấu hiệu phục hồi sức khỏe để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, cụ thể: tại khoản 7 Điều 25 và điểm b khoản 5 Điều 37 của Luật quy định: Đối với người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án người được hoãn thi hành án, tạm đình chỉ chấp hành án có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.
Trường hợp kết quả giám định xác định người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ.
Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định hoãn hoặc hủy quyết định tạm đình chỉ và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
- Tái hòa nhập cộng đồng
Luật bổ sung Điều 45 quy định về tái hòa nhập cộng đồng, theo đó trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng do ngân sách nhà nước cấp; quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp như thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; dạy nghề, giải quyết việc làm; trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; các biện pháp hỗ trợ khác.
- Phạm nhân được nhận tiền qua đường bưu điện
Trước đây, theo quy định tại Điều 46 Luật thi hành án hình sự năm 2010 phạm nhân chỉ được nhận quà là tiền khi được gặp trực tiếp thân nhân. Thì hiện nay, theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019, phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi qua đường bưu chính không quá 02 lần trong 01 tháng. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận tiền, đồ vật mà thân nhân của phạm nhân gửi cho phạm nhân và bóc, mở, kiểm tra để phát hiện và xử lý đồ vật thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 52 cũng quy định đối với tiền, phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý. Việc quản lý, sử dụng đồ vật, tiền của phạm nhân được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 28 của Luật này.
- Bổ sung quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện
Trên cơ sở quy định của Điều 66, Bộ luật Hình sự năm 2015 (Tha tù trước thời hạn có điều kiện) và Điều 368 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện), Luật bổ sung Mục 3, Chương III, gồm 16 điều, từ Điều 57 đến Điều 72 quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện, bao gồm các quy định về: thời điểm; hồ sơ quản lý, cơ quan quản lý, nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; nghĩa vụ, việc lao động, học tập, rút ngắn thời gian thử thách, thủ tục rút ngắn thời gian thử thách; thực hiện việc kiểm điểm, việc vắng mặt tại nơi cư trú; xử lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ hoặc vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết trường hợp phạm nhân đã được đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nội quy trại giam, cơ sở giam giữ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật; hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; trách nhiệm của gia đình người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Về thi hành án tử hình
Thi hành án tử hình được quy định tại Chương IV của Luật, gồm 7 điều (từ Điều 77 đến Điều 83), nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình theo hướng quy định cụ thể hơn về thời gian, mối quan hệ, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thành lập Hội đồng thi hành án tử hình; bổ sung về hồ sơ thi hành án tử hình (Điều 80); ngoài việc nhận tử thi và hài cốt, Luật bổ sung quy định về “Giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình” (Điều 83), theo đó trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình muốn nhận tro cốt của người bị thi hành án và tự chịu chi phí hỏa táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bàn giao tử thi và hỗ trợ đưa tử thi về nơi hỏa táng.
- Về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ
Thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được quy định tại Chương V, trong đó Mục 1 “Thi hành án treo” gồm 11 điều quy định từ Điều 84 đến Điều 94, Mục 3 “Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ” gồm 11 điều từ Điều 96 đến Điều 106. Về nội dung, Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thi hành án treo như bổ sung nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có nhiệm vụ, quyền hạn lập hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; bàn giao hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền theo quy định của Luật này (Điều 86); quy định chi tiết cụ thể, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách (khoản 3 Điều 86). Quy định về trình tự, thủ tục, biện pháp lao động phục vụ tại cộng đồng đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc mất việc làm trong thời gian chấp hành án (khoản 5 Điều 101); bổ sung một số nội dung liên quan đến việc giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (Điều 100).
- Quy định người bị án treo có thể được rút hết thời gian thử thách
Luật thi hành án hình sự năm 2010 chỉ nêu thủ tục rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo; về điều kiện trình tự thủ tục thời hạn xem xét quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo được quy định tại Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo. Theo đó, người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự cấp khu vực rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện:
– Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
– Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án;
– Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Người được hưởng án treo một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.
Điều 89, Điều 90 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bổ sung thêm các điều kiện, thủ tục như trên cùng với quy định thêm về việc nếu thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại (khoản 2 Điều 89).
- Quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại
Đây là quy định mới của Luật nhằm thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về pháp nhân thương mại. Luật dành 1 chương (Chương XI) gồm 9 điều từ Điều 158 đến Điều 166 để quy định về cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án; quyết định, thủ tục, hồ sơ thi hành án; quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án; cưỡng chế thi hành án; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại; chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại; cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp… Về thủ tục thi hành (Điều 160) quy định: Khi được cơ quan thi hành án hình sự triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải công bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan…
Điều 161 quy định Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Về quyền và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại, Điều 162 quy định Pháp nhân thương mại chấp hành án có các quyền sau đây: Được thông báo về việc thi hành án; được nhận các quyết định liên quan trong quá trình chấp hành án; được khiếu nại về thi hành án; được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Pháp nhân thương mại chấp hành án có các nghĩa vụ: Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự; công bố và niêm yết công khai quyết định thi hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt và biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành án…
Câu 10: Có quan điểm cho rằng việc thi hành án treo ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế anh chị hãy chỉ ra các bất cập, hạn chế đó?
Thứ nhất, đối với trường hợp bị cáo đang bị tạm giam nhưng sau khi xét xử bị Tòa án sơ thẩm tuyên phạt hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Đây là một trong những trường hợp mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) thì bản án sẽ được thi hành ngay mặc dù bản án có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Điều 363 BLTTHS 2015 quy định: “Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.”
Quy định này, dẫn đến một số vướng mắc trong quá trình thi hành án như sau: Tại Điều 364 BLTTHS 2015 quy định: “1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. 2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.”. Như vậy, sau 7 ngày kể từ khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì bản án đã được thi hành ngay kể từ thời điểm tuyên án. Hơn nữa, theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 thì: Quyết định thi hành án treo phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; mức hình phạt tù và thời gian thử thách của người được hưởng án treo; hình phạt bổ sung, trừ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền; hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định tại khoản 5 Điều 65 của Bộ luật Hình sự; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án treo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện trong trường hợp người được hưởng án treo là người dưới 18 tuổi đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án. Người được hưởng án treo, người đại diện của người được hưởng án treo phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu tập hoặc không cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản vi phạm nghĩa vụ (Điều 84, trường hợp 85 Luật Thi hành án hình sự 2019). Như vậy, trong trường hợp này, có phải ra quyết định thi hành án nữa hay không? Ai là người ra quyết định án? Việc thi hành án có được thực hiện như quy định trên hay không? Trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập vì dù có quyết định thi hành án hay không thì nội dung này đã được thi hành ngay từ lúc tuyên án.
Bên cạnh đó, xét về mặt lý luận nêu trên tại thời điểm xét xử bị cáo vẫn đang bị áp dụng lệnh tạm giam. Sau khi tuyên án, Tòa án đã quyết định cho bị cáo được hưởng án treo tức là không còn lý do để tạm giam bị cáo. Theo tác giả, bản chất của trường hợp này là hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam chứ không phải là việc thi hành án treo theo quy định tại Điều 363 BLTTHS vì tại khoản 1 Điều 125 BLTTHS 2015 quy định: “1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.”
Mặt khác, theo quy định tại Điều 363 BLTTHS 2015 thì trường hợp trên là trường hợp bản án được thi hành ngay mặc dù vẫn có thể có kháng cáo, kháng nghị. Giả sử sau khi tuyên án sơ thẩm, Viện kiểm sát nhận thấy có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kháng nghị yêu cầu bản án sơ thẩm để xét xử lại. Hội đồng phúc thẩm áp dụng Điều 358 BLTTHS 2015 tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm. Và Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án trên với thành phần Hội đồng xét xử mới tuyên bị cáo hình phạt tù giam và bản án này có hiệu lực thi hành. Như vậy, vô hình trung bị cáo phải thi hành hai bản án của cùng một Tòa án trong cùng một vụ án vì bản chất bản án trước của Tòa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực thi hành ngay sau khi tuyên án theo quy định tại Điều 363 BLTTHS 2015.
Thứ hai, theo quy định của Điều 65 BLHS 2015 cũng như Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo thì: “Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.” Tuy nhiên, ở Luật Thi hành án hình sự có quy định một số nghĩa vụ rất khó xác định số lần vi phạm cũng như chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này. Ví dụ như trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nghĩa vụ của người được hưởng án treo là chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Nhưng sau khi bị kết án người bị kết án không chấp hành hình phạt bổ sung hay không bồi thường thiệt hại thì xác định vi phạm 02 lần trở lên như thế nào là vấn đề chưa được hướng dẫn cụ thể cũng như rất khó áp dụng trên thực tế. Chính vì vậy, để áp dụng thống nhất pháp luật, cơ quan có thẩm quyền nên có văn bản hướng dẫn chi tiết vấn đề này./.
Câu 11: Trình bày những phương thức thi hành hình phạt tử hình từ trước tới nay trong lịch sử nhân loại mà các anh chị biết?
Phương pháp cổ đại
Phương pháp | Mô tả |
Động vật |
|
Bẻ gãy lưng | Phương pháp thực hiện ở Mông Cổ tránh đổ máu trên mặt đất[2] (Ví dụ: nhà lãnh đạo Mông Cổ Trát Mộc Hợp có lẽ đã bị xử tử theo cách này vào năm 1206). |
Tử hình bằng đại bác | Nạn nhân bị trói chặt vào miệng một khẩu súng thần công (đại bác), sau đó bị bắn. |
Đại bàng máu | (tiếng Anh: blood Eagle) Cắt da của nạn nhân bằng vuốt nhọn, phá vỡ xương sườn khiến nạn nhân giống như có đôi cánh dính máu trên lưng và kéo phổi ra khỏi vết thương ở lưng nạn nhân. Có thể đã được sử dụng bởi người Viking. |
Luộc đến chết | Hình phạt này được thực hiện bằng cách cho nạn nhân vào trong một cái vạc lớn chứa đầy nước, dầu, nhựa đường, mỡ động vật đun lên hoặc thậm chí là chì nóng chảy. |
Con bò đồng | Bị đẩy vào bên trong một bức tượng bò bằng sắt và sau đó nấu chín bằng ngọn lửa được thắp sáng ở phía dưới nó. |
Hành hình bằng bánh xe | (tiếng Anh: breaking wheel) Còn được gọi là bánh xe Catherine, Catarina thành Alexandria được cho là đã bị kết án tử hình bằng phương pháp này. |
Chôn sống | ● Khoảng 524-528 giới cầm quyền Hỏa giáo ở Iran đã chôn sống 3.000 tín đồ Mazdak giáo với bàn chân hướng lên trên để thể hiện cảnh tượng của một “khu vườn người”.[3] ● Cách thức trừng phạt truyền thống cho các trinh nữ Vesta (Vestal virgin) phá vỡ lời thề. |
Thiêu sống | Khét tiếng nhất là một phương thức hành hình của các dị giáo và phù thủy. Một phương pháp thực hiện chậm hơn, dùng các mảnh gỗ đốt đơn lẻ, đã được người Mỹ bản địa sử dụng để tra tấn tù nhân của họ cho đến chết. |
Chà đạp/nghiền nát | Bằng một vật nặng, làm một cách đột ngột hoặc từ từ. |
Rút ruột ra | (tiếng Anh: disembowelment) Thường được sử dụng làm giai đoạn sơ bộ để thực hiện phần chính, ví dụ: bằng cách chặt đầu; một phần không thể thiếu của seppuku (harakiri), đôi khi được sử dụng như một hình thức tử hình. |
Tứ mã phân thây | Bị kéo và tứ phân dẫn đến mất nhận thức. Lưu ý: điều này đã được sử dụng kết hợp, chẳng hạn như treo, kéo lê và phân xác. |
Nhấn chìm | ● Tử hình bằng cách làm chết đuối, được chứng thực từ rất sớm trong lịch sử tại với nhiều nền văn hóa lớn và là phương thức xử tử đối với nhiều loại tội phạm.
● Nhà nước IS đã thực hiện nhấn chìm một số tù binh trong lồng sắt và quay clip tuyên truyền. |
Treo, kéo lê lết và phân thành bốn | (tiếng Anh: Hanged, drawn and quartered) Phương pháp xử tử những người Anh bị kết tội phản quốc cao. |
Thả rơi | Nạn nhân bị ném xuống từ một độ cao hoặc vào một lỗ rỗng (ví dụ: Barathron ở Athens, trong đó các tướng lĩnh Athens bị kết án vì tham gia trận Arginusae). Ở Argentina trong Chiến tranh bẩn thỉu, những người cưỡng bức mất tích sau đó bị đánh thuốc mê và ném từ máy bay xuống đại dương. |
Lột da | Da được loại bỏ khỏi cơ thể. |
Garrote | Được sử dụng phổ biến nhất tại Tây Ban Nha và ở các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha (ví dụ: Philippines), được sử dụng để bóp nghẹt hoặc bóp cổ ai đó. |
Gibbet | Gibbet liên quan đến việc sử dụng cấu trúc kiểu giá treo cổ mà nạn nhân thường được đặt trong một cái lồng sau đó được treo ở một địa điểm công cộng và nạn nhân bị bỏ mặc để ngăn chặn những tội phạm hiện có hoặc tiềm năng khác. |
Immurement | Giam cầm một người bằng cách chặn mọi lối thoát hiểm; vì chúng thường được giữ sống qua một lần mở, đây là một dạng tù chung thân hơn là hình phạt tử hình (ví dụ: nữ bá tước Báthory Erzsébet, người sống thêm bốn lần nữa năm sau khi bị thi hành). |
Impalement | Đâm thủng người bởi một vật thể như cọc, cột, giáo hoặc móc, thường là đâm thủng hoàn toàn hoặc một phần cơ thể. |
Keelhaul | Phương pháp tử hình của hàng hải châu Âu. Người thủy thủ bị trói vào một đường vòng bên dưới con tàu, bị ném xuống một bên của con tàu và bị kéo lê dưới thân tàu, từ một bên của con tàu sang bên kia hoặc theo chiều dài của con tàu (từ mũi đến đuôi tàu). |
Kim loại nóng chảy hoặc đun nóng | Marcus Licinius Crassus và Pavlo Pavliuk được cho là bị giết chết bằng thứ này. Phương pháp hành hình này được sử dụng cho những người khao khát sự giàu có bằng cách đổ xuống cổ hoặc cho những người muốn làm vua bằng cách đổ kim loại lên đầu.
Thay phiên nhau, một vương miện và vương trượng nóng có thể được đặt lên trên đầu để làm cho nạn nhân hiện diện như sự nhại lại của một vị vua. Trong tiếng Ukraina, đây được gọi là cái chết bởi trò hề. |
Poena cullei | Theo các tài liệu ghi chép thì nó được sử dụng ở đế chế La Mã. Người bị kết án bị nhét vào bao tải cùng với một số động vật và ném vào nước. |
Ngộ độc | Trước thời hiện đại, sayak (사약, 賜藥) là phương pháp trừng phạt tư bản của quý tộc (lưỡng ban) và các thành viên của hoàng gia trong nhà Triều Tiên ở Triều Tiên bởi vì Nho giáo niềm tin rằng người ta có thể giết một seonbi nhưng không thể xúc phạm anh ta (사가살불가욕, 士可殺不可辱). Làm ngộ độc do uống sâm độc đã được sử dụng như một phương pháp tử hình ở Hy Lạp cổ đại. |
Con lắc[4] | Một loại máy có đầu rìu cho trọng lượng cắt gần thân của nạn nhân theo thời gian. (lịch sử tranh chấp.) |
Xẻ đôi người | (lịch sử tranh chấp) |
Scaphism | Một phương thức hành hình ở Đế quốc Ba Tư cổ đại, trong đó người bị kết án được đặt ở giữa hai chiếc thuyền, buộc ăn một hỗn hợp mật ong và sữa và trôi nổi trong một cái ao tù đọng. Nạn nhân sau đó sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, sẽ thu hút côn trùng đào hang, làm tổ và ăn thịt nạn nhân. Nạn nhân cuối cùng sẽ chết vì sốc nhiễm trùng. |
Tùng xẻo | Phương pháp loại bỏ các phần của cơ thể trong một thời gian dài, điển hình là bằng dao, cuối cùng dẫn đến tử vong. Đôi khi được gọi là “cái chết bởi một ngàn vết cắt.” |
Ngạt | Làm chết người do ngạt thở |
Bỏ đói/ Làm mất nước |
Giam cầm. |
Siết cổ | Gây chết người bẳng cách siết/bóp cổ bằng bất cứ thứ gì. |
Hơi ngạt |
|
Phương pháp hiện tại
Phương pháp | Mô tả |
Treo cổ | Một trong những phương pháp được thực hiện phổ biến nhất, vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia, thường có tính toán giúp giảm đau đớn, gây gãy cổ và mất ý thức ngay lập tức. Đáng chú ý được sử dụng bởi Pakistan, Iran, Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore. |
Tiêm thuốc độc | Được sử dụng lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1982, thuốc tiêm gây chết người đã được sử dụng bởi 5 quốc gia khác kể từ đó, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Guatemala và Việt Nam. |
Ghế điện | Chỉ có Hoa Kỳ và Philippines đã từng sử dụng phương pháp này. Bây giờ nó vẫn hợp pháp ở một số tiểu bang Hoa Kỳ nhưng chỉ để thay thế việc tiêm theo yêu cầu của tù nhân hoặc nếu tiêm không thể thực hiện được. |
Phòng hơi ngạt | Chỉ có Hoa Kỳ và Litva đã từng sử dụng như một phương pháp xử tử. Hiện nay nó hợp pháp ở một số tiểu bang Hoa Kỳ chỉ để thay thế tiêm theo yêu cầu của tù nhân hoặc nếu tiêm thuốc không thể thực hiện được. Cũng được sử dụng ở Đức Quốc xã trong Thế chiến 2 như một vũ khí giết người hàng loạt. Gần đây có đề xuất sử dụng nitơ gây ngạt oxy để thay thế tiêm. |
Chém đầu | Đã được sử dụng tại các thời điểm khác nhau trong lịch sử ở nhiều quốc gia. Một trong những hình thức nổi tiếng nhất là thực hiện bằng máy chém. Ngày nay nó chỉ được sử dụng ở Ả Rập Saudi với một thanh kiếm. |
Ném đá | Người bị kết án bị dồn nén bởi những viên đá ném bởi một nhóm người với tổng số thương tích dồn lại dẫn đến cái chết. |
Đóng đinh | Đóng đinh vào cây thập giá bằng gỗ hoặc vật tương tự (như cây) và khiến tử vong. |
Câu 12: Liên quan đến vấn đề THHP tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, có quan điểm cho rằng việc thi hành hình phạt tử hình của Việt Nam còn nhiều bất cấp, hạn chế, hãy chỉ ra những bất cập, hạn chế đó và anh chị hãy nêu kiến của mình về quan điểm trên?
Từ khi ban hành Luật thi hành án hình sự 2010, Việt Nam đã thay thế hình thức tử hình là xử bắn sang hình thức tiêm thuốc độc. Đây là hình thức tử hình tiến bộ và nhân đạo nhất hiện nay. Nó không gây đau đớn cho tử tù cũng như giảm bớt áp lực tâm lý cho những người tham gia thi hành án. Tuy nhiên, từ khi áp dụng thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đến nay, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn thi hành như nghị định 82 ngày 16.9.2011 của Chính phủ, thông tư liên tịch số 05/2013… nhưng công tác thi hành án vẫn còn bộc lộ một số vấn đề khó khăn bất cập nhất định.
Thứ nhất là : khó khăn trong việc tổ chức thi hành án bao gồm khó khăn về nguồn cung ứng thuốc độc, về cơ sở phục vụ cho việc thi hành án (nhà thi hành án), về kỹ năng của cán bộ trực tiếp thi hành…. Chúng ta áp dụng hình thức tiêm thuốc độc nhưng lại là quốc gia chưa sản xuất được thuốc nên phải nhập khẩu. Nhưng không một quốc gia nào cho phép nước khác nhập khẩu thuốc để phục vụ cho mục đích thi hành án tử hình ( đặc biệt là các nước đang kêu gọi xóa bỏ án tử hình). Việc xây dựng nhà thi hành án còn chưa được triển khai ở các tỉnh do kinh phí rất hạn hẹp. Chi phí cho việc xây dựng một nhà thi hành án lớn nên mới chỉ xây được 5 nhà thi hành án đặt tại 5 tỉnh thành phố có số lượng án tử hình cao là Hà Nội, Sơn La, Nghệ An, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó dẫn đến tình trạng một số tỉnh không có nhà thi hành án phải di chuyển tử tù đến thi hành án tại địa điểm khác. Vì vậy công tác dẫn giải bị án, công tác đảm bảo hậu cần, an ninh cho đội ngũ cán bộ thi hành án, hội đồng thi hành án là rất khó khăn, phức tạp. Theo báo cáo mỗi trường hợp thi hành án tử hình chi phí lên tới một trăm năm mươi đến ba trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, kỹ năng của cán bộ trực tiếp thi hành án còn hạn chế. Việc xác định tĩnh mạch của tử tù nhiều khi còn chưa có kinh nghiệm, tâm lý không ổn định, kỹ năng chưa thuần thục và lúng túng. Ở một số địa phương có cử bác sỹ tham gia xác định tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là vấn đề này đang gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía cơ quan y tế, khi các bác sỹ cho rằng việc tham gia thi hành án là trái với nguyên tắc nghề nghiệp và lời thề Hypocrate của họ khi mà nghề bác sỹ chỉ làm nhiệm vụ cứu người.
Thứ hai : khó khăn trong công tác quản lý giam giữ người bị kết án tử hình. Hiện tại chỉ có 31/70 trại giam có khu vực giam riêng tử tù chờ thi hành án tử hình, còn lại vẫn giam chung với các đối tượng giam giữ khác, phương tiện kỹ thuật, hệ thống kiểm soát an ninh chưa tốt nên khó khăn cho công tác quản lý. Một số tử tù giam lâu để chờ thi hành án dẫn đến tình trạng quá tải cho một số trại giam.
Thứ ba là: trong quy định của văn bản pháp luật hiện hành. Nghị định 82/16.9.2011 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách, mức bồi dưỡng đối với người tham gia thi hành án tử hình … chưa rõ ràng cụ thể trong trường hợp một lần thi hành đối với hai bị án trở lên…nên khó khăn trong việc thanh quyết toán; việc không quy định cụ thể trường hợp nào bác sỹ tham gia xác định tĩnh mạch nên việc yêu cầu bác sỹ xác định tĩnh mạch tử tù khi thi hành án ở một số địa phương gặp trở ngại. Thông tư liên tịch 05/6.6.2013 quy định chưa thống nhất về thành phần tham gia hội đồng thi hành án tử hình của Viện kiểm sát ở điều 6 và điều 16 dẫn đến tình trạng hiểu, vận dụng không thống nhất và có địa phương không chấp nhận kiểm sát viên tham gia như Hà Nội. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý và lưu giữ hồ sơ thi hành án tử hình, thủ tục cho nhận tử thi, hiến tặng một phần thi thể, quy trình hướng dẫn công tác dẫn giải thi hành án, quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan quản lý giam giữ, chưa có quy chế phối hợp giữa công an các tỉnh nơi giam giữ bị án và nơi có nhà thi hành án…
Hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện và do điều kiện còn nhiều khó khăn, kinh phí còn hạn hẹp … nên không tránh khỏi những bất cập nhất định nêu trên. Trong thời gian tới, để đảm bảo cho việc thi hành án tử hình, chúng ta cần nghiên cứu sản xuất thuốc độc để chủ động trong việc thi hành án, xây dựng thêm các nhà thi hành án ở các tỉnh, cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho thi hành án tử hình, tiếp tục rà soát, sửa đổi và ban hành các quy định pháp luật mới về công tác thi hành án tử hình cũng như tập huấn cho cán bộ thực thi nhiệm vụ này./.
Câu 13: Trình bày ý kiến của anh chị về vấn đề hiến tặng các bộ phận cơ thể của từ tù
Theo tôi, việc hiến tặng bộ phận cơ thể của tử tù là rất nhân văn, không trái luật, tuy nhiên rất khó thực hiện.
Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định “mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật”. Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 cũng quy định “người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thi hành án tử hình đối với các bị án được thực hiện bằng hình thức tiêm thuốc độc. Do đó, khi tiêm thuốc độc vào người thì có thể cơ thể của người đó sẽ không được đảm bảo để hiến tạng, hiến xác nữa, và như vậy quyền này của tử tù sẽ khó được thực thi.
Chính vì vậy, để có cơ sở pháp lý cho việc hiến mô, bộ phận cơ thể và xác của tử tù và nhằm nâng cao tính nhân đạo, tính hướng thiện của tử tù, cũng như để đảm bảo chất lượng của các mô, bộ phận cơ thể, cần có các quy định đảm bảo việc thi hành án và hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Câu 14: Nguyên tắc cơ bản trong thi hành án?
1. Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phản ánh bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi: Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, vì pháp luật, bảo đảm trật tự pháp luật, mà pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân nên pháp luật XHCN là pháp luật của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, pháp luật XHCN thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhà nước phải tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật vì pháp luật là theo ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.
Nguyên tắc pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay nói chung và trong tổ chức và hoạt động thi hành án nói riêng. Đảm bảo nguyên tắc pháp chế là yêu cầu hàng đầu trong tổ chức và hoạt động thi hành án. Tuy nhiên, khi vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động thi hành án hình sự – một lĩnh vực đặc thù với những thuộc tính riêng – đòi hỏi một mặt, phải xuất phát từ những luận điểm chung về pháp chế, mặt khác phái tính đến một cách đầy đủ các luận điểm riêng của lĩnh vực này. Theo đó, trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự, nguyên tắc pháp chế thể hiện ở các yêu cầu sau:
– Các văn bản pháp luật phải là cơ sở cho việc trật tự hóa và bảo đảm ổn định các quan hệ tổ chức và hoạt động thi hành án, là cơ sở của việc xây dựng và giải quyết các mối quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể tham gia các quan hệ thi hành án, là cơ sở đảm bảo mục đích và hiệu quả của hoạt động thi hành án hình sự.
– Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự phải tương đối đầy đủ và phù hợp. Các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, thể hiện đầy đủ các đặc thù riêng biệt của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng cũng như từng cá nhân có liên quan, đủ khả năng điều chỉnh có hiệu quả tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.
– Các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự phải được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, nhất quán. Yêu cầu đó, trước hết, phải được quán triệt trong toàn bộ công tác tổ chức thi hành án. Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, loại bỏ sự tùy tiện, vô tổ chức, thiếu kỷ luật trong lĩnh vực thi hành án và phải xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm pháp luật từ phía những người có nghĩa vụ chấp hành án và những người có trách nhiệm tổ chức việc thi hành án.
2. Nguyên tắc dân chủ
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam nguyên tắc dân chủ thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật. Các văn bản pháp luật được ban hành cần phải thể hiện ý chí của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Nhân dân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở nguyên tắc này, Điều 3, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 quy định: 1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; 2) Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và tiếp thu ý kiến đóng góp để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc thực thi pháp luật phải dựa trên cơ sở nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Dân chủ hóa xã hội vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc xuyên suốt quá trình đổi mới ở nước ta, nhất là trong điều kiện vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được nêu thành một nguyên tắc hiến định. Nội dung của nguyên tắc dân chủ rất phong phú và được biểu hiện đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự nguyên tắc dân chủ thể hiện ở các yêu cầu sau:
– Các quy phạm pháp luật, các thiết chế bảo đảm thi hành án hình sự phải thể hiện tính dân chủ sâu sắc trong toàn bộ các nguyên tắc, phương pháp, phương thức, biện pháp được quy định sử dụng trong thi hành án hình sự.
– Xác lập cơ sở pháp lý và cơ chế thực hiện thi hành án hình sự theo hướng bảo đảm cho các tổ chức xã hội, tập thể lao động và mọi công dân tham gia vào quá trình thi hành án và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát xã hội đối với toàn bộ hoạt động thi – Thiết lập những hình thức tổ chức dân chủ phù hợp với việc thi hành từng loại án cụ thể. Những hình thức đó cần được thiết lập cụ thể trong quá trình thi hành từng loại án nhằm khuyến khích, động viên những người có nghĩa vụ chấp hành án, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn, trong việc thi hành án phạt tù, các hình thức tự quản của phạm nhân được tổ chức nhằm phát huy tích cực, tính tự giác của phạm nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án của các cơ quan chức.
– Bảo đảm tinh công khai, minh bạch, rõ ràng trong thi hành án hình sự. Trật tự, quy trình, thủ tục thi hành án phải được quy định rõ ràng và được thực thi nghiêm chỉnh nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ thi hành án. Có những hình thức hữu hiệu để những người có liên quan đến việc thi hành án được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại trái phép của cơ quan thi hành án, trong đó quyền khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của những người và những cơ quan thi hành án với các cơ quan thẩm quyền phải được bảo đảm một cách có hiệu lực.
3. Nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc này được biểu hiện rõ nét nhất trong ngành pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, và cả trong pháp luật thi hành án hình sự.
Nguyên tắc nhân đạo thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Trong pháp luật thi hành án hình sự, nguyên tắc nhân đạo biểu hiện chủ yếu ở các mặt sau:
– Trong mục đích của hoạt động thi hành án hình sự: Mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân.
– Trong biểu hiện cụ thể, nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành án phạt tù. Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn ở học tập, lao động nghề nghiệp trong thời gian thi hành án phạt tù để một mặt, hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm, tự ti, hằn học, ác cảm, đó kỵ, thù địch, xa lánh cộng đồng…của những người này sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt để giúp họ dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng; ở chính sách đối với người chưa thành niên: “Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”; ở các chế độ với người chấp hành án phạt tù là phụ nữ có thai; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, nguyên tắc nhân đạo trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự không đồng nghĩa với nương nhẹ, bỏ qua một cách vô căn cứ đối với những người không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Việc quán triệt nguyên tắc nhân đạo không được làm mất tính nghiêm minh của pháp luật cũng như không được phép vi phạm các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự. Đồng thời quá trình vận dụng nguyên tắc nhân đạo cũng cần tính đến đặc thù của việc thi hành từng loại án cụ thể. Vì vậy, nguyên tắc nhân đạo luôn được đặt cạnh nguyên tắc pháp chế trong pháp luật thi hành án hình sự.
4. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án
Đây là nguyên tắc được cụ thể hóa từ nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của nước ta, được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Hiện nay, nguyên tắc này mới chỉ được thông qua một vài khía cạnh nhỏ được quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật thi hành án hình sự: “Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự” và một số quy định cụ thể khác trong luật mà chưa quy định thành một điều khoản riêng biệt trong Luật thi hành án hình sự 2010.
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án có nghĩa là mọi cá nhân và đơn vị có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đều bình đẳng trước pháp luật và cơ quan thi hành án trong nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án. Nói cách khác, đó là yêu cầu mang tính nguyên tắc về thực hiện sự bình đẳng trong chấp hành án.
Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự, nguyên tắc bình đẳng phải được quán triệt đầy đủ: không phải chỉ bình đẳng trước pháp luật nói chung mà bình đẳng cả trong các quan hệ xã hội được pháp luật về thi hành án điều chỉnh, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, thành phần giai cấp, dân tộc, trình độ văn hóa, …. Mọi sự thiên vị, dễ dãi với người này, khó khăn, quyết liệt với người kia đều là trái với nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, trước nghĩa vụ chấp hành bản án theo tinh thần pháp quyền, dân chủ xã hội ta.
Trong thực tế thi hành án hình sự, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án là nguyên tắc rất dễ bị vi phạm và ảnh hưởng tiêu cực của sự vi phạm cũng rất dễ phát sinh, kéo theo không chỉ bản thân những người có liên quan trong việc chấp hành nghĩa vụ thi hành án không được hưởng sự công bằng bình đẳng mà còn làm cho tính nhân đạo, tính dân chủ của hoạt động thi hành án bị sai lệch.
5. Nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo với cưỡng chế
Nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo với cưỡng chế trong tổ chức và thi hành án hình sự xuất phát từ mục đích thi hành án hình sự và từ yêu cầu đảm bảo hiệu quả của hoạt động thi hành án hình sự.
Sự tự nguyện thi hành án là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả, tránh được những chi phí không cần thiết. Do vậy, pháp luật thi hành án phái có các quy định khuyến khích người có nghĩa vụ thi hành án tự nguyện thực hiện những nghĩa vụ mà bản án, quyết định của Tòa án yêu cầu và tọa ra thủ tục cần thiết để họ thực hiện sự tự nguyện đó. Tuy nhiên, trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với họ là cần thiết để hoạt động thi hành án đạt được mục đích đề ra. Biện pháp cưỡng chế, bắt buộc phải thi hành án được xem như là biện pháp cuối cùng để dảm bảo hiệu lực, tính nghiêm minh của pháp luật và của bản án được tuyên nhân danh Nhà nước, đồng thời để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người thi hành án và những người liên quan.
Việc vân dụng nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo với cưỡng chế trong tổ chức và thi hành án hình sự đòi hỏi phải tạo ra sự kết hợp đúng đắn, hợp lý giữa các biện pháp giáo dục, cải tạo, và cưỡng chế thực hiện mô hình kết hợp đó trong khi định ra các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và toàn bộ thi hành án. Mối quan hệ kết hợp đó cần phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức về mức độ, liều lượng khác nhau của sự kết hợp các biện pháp giáo dục, cải tạo, thuyết phục và các biện pháp cưỡng chế đối với việc thi hành từng loại án khác nhau cũng như đối với từng loại người bị kết án khác nhau. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, tinh thần của nguyên tắc nói trên dòi hỏi phải bảo đảm để sao cho áp dụng các biện pháp cưỡng chế ở mức và liều lượng tối thiểu thiểu còn các biện pháp giáo dục, cải tạo, thuyết phục được áp dụng đến mực và liều lượng tối đa.
6. Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân
Các quyền và tự do cơ bản của công dân là một nguyên tắc Hiến định được ghi nhận taị các Hiến pháp ở nước ta. Điều 50 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con gnuowif về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật”.
Thi hành án hình sự là lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp tới các quyền và tự do của con người, đặc biệt là các quyền và tự do cơ bản được quy định trong Hiến pháp như: quyền tự do thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín. Do đó nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân cần phải được quán triệt đầy đủ trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.
Trong thi hành án hình sự, nội dung của nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân được thể hiện chủ yếu ở các đòi hỏi sau:
– Khi tiến hành thi hành án hình sự, cơ quan và nhân viên thi hành án phải tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Trên thực tế, do hoạt động thi hành án là lĩnh vực hoạt động đặc thù mà nhiệm vụ thực hiện hoạt động đó lại chính là sự tước đoạt các quyền cơ bản của con người hoặc hạn chế các quyền tự do công dân của người có nghĩa vụ chấp hành án, vì vậy, trong khi thực hiện nhiệm vụ này vẫn thường có tình trạng các cơ quan, nhân viên thi hành án chưa nhận thức đúng yêu cầu của nguyên tắc nói trên, dẫn đến thái độ xem thường người có nghĩa vụ chấp hành án, không quan tâm hoắc thậm chí vi phạm các quyền con người của họ. Đây à một thực tế cần nhanh chóng khắc phục.
– Thường xuyên kiểm tra, kiểm sát tính hợp lý của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, khi xuất hiện các điều kiện hủy bỏ hoặc khi thấy có vi phạm pháp luật phải kịp thời hủy bỏ các quyết định đó. Cần nhận thức rằng, việc tước đoạt hoặc hạn chế các quyền và tự do của người phải chấp hành án chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở và trong sự tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật. Cơ quan, nhân viên thi hành án chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi có đầy đủ các căn cứ và chỉ trong giới hạn được pháp luật quy định.
– Pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật phải tôn trọng sự tự nguyện thi hành, sự tự thỏa thuận thi hành của những người có nghĩa vụ thi hành, người được thi hành và các chủ thể khác có liên quan đến việc thi hành án hình sự. Ở đây, sự tự nguyện của người phải thi hành án được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả và có tể xem như một thành công, một thành quả tích cực của công tác thi hanh án, là thuước đo về năng lực, khả quan công tác của cơ quan thi hành án, không chỉ giúp tránh được những chi phí không cần thiết mà còn giúp duy trì được một quan hệ đồng thuận trong sinh hoạt xã hội.
7. Nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án.
Một trong những điểm đặc thù trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự là một bản án do một con người cụ thể riêng biệt có nghĩa vụ chấp hành. Để bảo đảm cho việc thi hành án hình sự đạt được mục đích đề ra thì nhất thiết phải tính đến đầy đủ đặc thù vừa nêu. Bản án được chấp hành bởi một con người cụ thể, có hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã rêng biệt, với nhân cách, cá tính riêng biệt và những ưu, nhược điểm cụ thể về thể chất và tinh thần- điều đó có nghĩa là việc đề cao nguyên tắc bình đẳng trong chấp hành bản án hoàn tàn không thể đồng nghĩa với việc đòi hỏi người có nghĩa vụ chấp hành án phải chấp hành một cách vô điểu kiện, đánh đồng với mọi người khác mà không tính đến những đặc điểm nhân thân riêng bệt của họ. Nói cách khác, việc phân hóa và cá thể hóa nghĩa vụ chấp hành bản án, quy định của Tòa án phải được xem là một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự.
Trong giai đoạn hiện nay, một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc này là cần tiến hành một cách công phu sự phân hóa các đối tượng, cá thể hóa họ theo những tiêu chí khoa học chặt chẽ trên cơ sở tính toán đầy đủ đến nhân thân, hoàn cảnh gia đình, xã hội, những ưu, nhược điểm về thể chất và tinh thần và từ đó tiến hành xây dựng các kế hoạch, chương trình với các bước cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ thi hành án đối với các cá nhân, con người cụ thể. Bằng cách đó, việc thi hành án hình sự mới có thể đảm bảo cả yếu tố nhân văn và cả hiệu quả xã hội của tội phạm, xây dựng một xã hội đồng thuận, yên vui, hành phúc cho mọi người.
8. Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động thi hành án.
Thi hành án là hoạt động hành chính – tư pháp phức tạp mà hiệu quả của nó không chỉ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của các cơ quan thi hành án chuyên trách mà còn phụ thuộc vào sự tham gia của chính quyền địa phương, của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và của mọi công dân. Do vậy bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cấp chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong thi hành án phải được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động thi hành án hình sự và cần phải được vận dụng thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn.
Trong hoạt động thi hành án hình sự, mối quan hệ phối hợp giữa ba cơ quan: cơ quan Thi hành án, Tòa án, Viện Kiểm sát giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Theo quy định của pháp luật, cơ quan thi hành án có nhiệm vụ tổ chức đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành. Nhưng hoạt động thi hành án chưa thể hiện được khởi động khi chưa có quyết định của Tòa án. Ngoài ra, Tòa án còn có quyền xử lý một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động thi hành án như quyết định việc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án… khi có căn cứ do pháp luật quy định. Viện Kiểm sát có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thi hành án cũng như của các cơ quan , tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm cho hoạt động này được tiến hành theo đùng quy định của pháp luật, phát hiện và khắc phục kịp thời mọi biểu hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án. Sự liên quan, ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan này đòi hỏi một cơ chế phối hợp đồng bộ mới có thể tạo thành hoạt động nhịp nhàng ăn khớp, đảm bảo hiệu quả của thi hành án hình sự.
Trong lĩnh vực thi hành án hình sự, pháp luật quy định: ngoài các cơ quan thi hành án chuyên trách đảm nhiệm thi hành án phạt tù (cơ quan công an, các tổ chức trong quân đội), hình phạt trục xuất (cơ quan công an), hình phạt tiền, tịch thu tài sản ( cơ quan thi hành án dân sự) thì chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc đảm nhiệm thi hành những hình phạt khác: quản chế, cấm cư trú, cải tạo không giam giữ, tước một số công dân, cấm đảm nhiệm mọt số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định. Như vậy, quyền địa phương và các cơ quan tổ chức nói trên vừa có quan hệ với các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án, Viện Kiểm sát) trong tư cách là đơn vị phối hợp đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án. Do vậy, một vấn đề đặt ra là cần xác định rõ cơ chế quan hệ này và cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật nhằm tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc dẫm chân lên nhau trong công tác thi hành án.
Công dân có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án thực hiện được nhiệm vụ của mình. Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan thi hành án. Cac cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và tố cáo và có biện pháp khắc phục.
Như vậy, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước khác, của các tổ chức xã hội và công dân với các cơ quan thi hành án là một trong những điêu kiện đảm bảo cho hoạt động thi hành án có hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả của cơ quan hoạt động thi hành án phụ thuộc nhiều vào mức độ phối kết hợp giữa các cơ quan thi hành án với nhau và với các cơ quan, tổ chức khác.
Câu 15: Giáo dục, cải tạo người bị kết án là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn đối với cán bộ cơ quan THAHS, anh chị hãy giải thích ý kiến trên?
Kể từ khi BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đến nay, hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại điều 36 có nhiều điểm mới so với Điều 31 của BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Những điểm mới này chưa được hướng dẫn cụ thể nên cách hiểu còn có sự khác nhau dẫn đến việc áp dụng còn chưa thống nhất. Cụ thể:
- Về quy định Tòa án giao bị cáo để giám sát giáo dục:
Tình huống pháp luật: Bị cáo Nguyễn Văn A có hộ khẩu thường trú tại xã B, huyện C, tỉnh D. Bị cáo là công nhân công ty Z thuộc tỉnh Y. Ngày 20/02/2020 bị cáo bị TAND huyện C xử phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội trộm cắp tài sản. Giao bị cáo cho Công ty Z là nơi bị cáo đang làm việc giám sát, giáo dục trong thời gian cải tạo không giam giữ. Việc Tòa án tuyên như vậy có 02 quan điểm.
Quan điểm thứ nhất: Việc Tòa án giao bị cáo cho Công ty Z là nơi bị cáo đang làm việc giám sát, giáo dục trong thời gian cải tạo không giam giữ là đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 BLHS: “Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát giáo dục…”.
Như vậy, BLHS quy định cụ thể cho từng trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ là người có việc làm, người đang học tập và người không có việc làm cho cơ quan, tổ chức hoặc UBND để giám sát, giáo dục nhằm quản lý chặt chẽ những người bị phạt cải tạo không giam giữ.
Quan điểm thứ hai cho rằng phải giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân xã B nơi bị cáo thường trú giám sát, giáo dục. Vì theo quy định tại Điều 11 Luật thi hành án hình sự thì Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự không có cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập và theo quy định tại Mục 3 – Thi hành án phạt Cải tạo không giam giữ từ Điều 96 đến Điều 106 Luật thi hành án hình sự chỉ quy định Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, không có trình tự, thủ tục giao cho cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập như quy định tại điều 36 BLHS.
Ví dụ: khoản 4 Điều 99 Luật THAHS quy định: Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và khoản 2 Điều 100 Luật THAHS quy định: Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
Khoản 4 Điều 99 quy định: Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
- Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
Khoản 2 Điều 100 quy định: Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
- Người chấp hành án khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục;
Theo quy định tại khoản 4 Điều 99, khoản 2 điều 100 LTHAHS thì không có nơi được giao giám sát, giáo dục là cơ quan, tổ chức để giám sát, giáo dục đối với những người đang học tập và có việc làm. Vậy những người bị phạt cải tạo không giam giữ mà có việc làm và đang học tập nhưng không có nơi cư trú rõ ràng mà Luật THAHS không quy định việc giao những người này cho một cơ quan, tổ chức nào giám sát, giáo dục, quản lý thì ai có trách nhiệm quản lý những người này. Nếu những người bị phạt cải tạo không giam giữ đang học tập và làm việc mà có nơi cư trú rõ ràng thì Tòa giao cho UBND nơi cư trú giám sát giáo dục, quản lý lại phù hợp với quy định của Luật THAHS. Việc quy định không thống nhất nhau giữa hai luật gây khó khăn trong việc áp dụng điều 36 BLHS và khi thi hành Luật THAHS. Như vậy, việc Tòa án giao bị cáo A cho nơi nào giám sát, giáo dục là đúng. Đây là điểm còn bất cập giữa Điều 36 BLHS và Luật Thi hành án hình sự.
Tương tự như trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ, thì đối với những trường hợp xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo cũng còn mâu thuẫn, cụ thể: Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 BLHS thì ngoài việc giao bị cáo cho chính quyền địa phương thì cũng có quy định giao bị cáo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách, và Nghị quyết số 02 ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 về án treo cũng có quy định việc giao người được hưởng án treo cho Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Tuy nhiên theo quy định tại Mục 1 Thi hành án treo từ Điều 84 đến Điều 94 Luật thi hành án hình sự không có quy định về trình tự, thủ tục giao người được được hưởng án treo cho Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách, mà chỉ có quy định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Đây cũng là điểm còn bất cập giữa Điều 65 BLHS và Luật thi hành án hình sự.
Từ những vướng mắc trên tác giả cho rằng trong khi giải quyết một vụ án cụ thể chúng ta cần xác minh, làm rõ người phạm tội đang học tập, làm việc có nơi cư trú ổn định hay không để ra bản án chính xác, đúng luật tránh gây khó khăn cho việc thi hành về sau.
- Về việc xác định thời gian còn lại chưa chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ:
Ví dụ: Khoảng 21 giờ 00 phút ngày 23/7/2019, tại quán Internet thuộc tổ 5, phố T, xã T, huyện C, tỉnh Phú Thọ. Nguyễn Văn T đã trộm cắp của anh Đ 01 chiếc xe mô tô nhãn hiệu Yamaha, biển kiểm soát 19L1- xxx có trị giá 38.540.000 đồng.
Bị cáo Nguyễn Văn T có 01 tiền án, tại bản án số 184/2018/HS-ST ngày 01/8/2018 của Tòa án nhân dân thành phố V xử phạt Nguyễn Văn T 15 tháng cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày 12/9/2018 là ngày UBND xã T, huyện C nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án.
Trong thời gian chấp hành bản án, ngày 23/7/2019 bị cáo phạm tội mới và bị khởi tố điều tra, bị cáo không bị tạm giữ, tạm giam.
Bản án số 50 ngày 11/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện C nhận định bị cáo T đã chấp hành thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày 12/9/2018 đến ngày xét xử 11/9/2019 là được 12 tháng. Thời gian còn lại chưa chấp hành xong hình phạt của bản án số 184/2018/HS-ST ngày 01/8/2018 là 03 tháng cải tạo không giam giữ chuyển đổi thành 01 tháng tù.
Áp dụng khoản 1 Điều 173; khoản 1 Điều 55, khoản 2 Điều 56, điểm h khoản 1 điều 52; điểm b, s khoản 1; khoản 2 Điều 51; Điều 33 BLHS. Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn T: 12 tháng tù. Tổng hợp với hình phạt còn lại chưa chấp hành của bản án số 184/2018/HSST ngày 01/8/2018 là 01 tháng tù. Buộc bị cáo T phải chấp hành chung cho cả hai bản án là 13 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo đi thi hành án.
Ngoài ra bản án còn tuyên về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo của các bị cáo, người bị hại.
Từ vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định thời gian còn lại chưa chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ của Bản án số 184/2018/HSST ngày 01/8/2018 để tổng hợp hình phạt đối với tội mới.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: phải xác định T được tính thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ đến ngày thực hiện hành vi phạm tội mới là ngày 23/7/2019 và lập luận như sau:
Việc ngày 23/7/2019, T đã thực hiện hành vi phạm tội mới chứng tỏ việc chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ của bản án 184/2018/HS-ST của T là chưa nghiêm, T đã vi phạm nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ, mục đích của hình phạt cải tạo không giam giữ không đạt được tính từ ngày 23/7/2019, lần phạm tội này bị cáo T đã tái phạm theo khoản 1 điều 53 Bộ luật hình sự “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý …” và phải tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo khoản 2 điều 56 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: ” Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.”
Như vậy thời gian cải tạo không giam giữ đã chấp hành của bị cáo T chỉ được tính từ ngày bị cáo được giao cho chính quyền địa phương giám sát giáo dục tức là ngày 12/9/2018 đến ngày bị cáo thực hiện hành vi phạm tội mới là ngày 23/7/2019. Nhưng bản án lại trừ thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ cho bị cáo T từ ngày 12/9/2018 đến ngày xét xử là ngày 11/9/2019 là không đúng.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù trong khi đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, T lại thực hiện hành vi phạm tội vào ngày 23/7/2019 và bị khởi tố, điều tra nhưng không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam mà vẫn ở tại địa phương, Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện C và UBND xã T không có bất cứ quyết định nào để chấm dứt, tạm dừng (đình chỉ, tạm đình chỉ) việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ của bị án T (thậm chí nếu bị khấu trừ thu nhập thì T vẫn nộp đầy đủ hàng tháng đến tháng 9/2019). Vì vậy, để có lợi cho T thì phải xác định T đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ từ ngày 12/9/2018 đến ngày xét xử là ngày 11/9/2019 như bản án đã tuyên là đúng.
Tác giả cho rằng lập luận như quan điểm thứ nhất là có cơ sở vì khoản 2 điều 56 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: “Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Nhận thức như vậy sẽ phù hợp với quy định về tái phạm tại khoản 1 Điều 53 BLHS “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý …” (VD: Trường hợp bị án chỉ còn 01 ngày nữa thì được đương nhiên xóa án tích, nhưng lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì vẫn phải chịu tình tiết tái phạm mà không được tính đến ngày phát hiện hành vi phạm tội mới hay ngày khởi tố hoặc xét xử đối với tội mới này). Như vậy chỉ cần đối tượng thực hiện hành vi phạm tội mới thì việc chấp hành hình phạt của bản án trước đã chấm dứt, thời gian còn lại của bản án này được coi là chưa chấp hành (kể cả đối tượng bị khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú hay các biện pháp ngăn chặn khác vào bất kỳ thời điểm nào).
Tuy nhiên có một vướng mắc đó là hiện nay chưa có văn bản nào quy định việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ (trừ trường hợp khi người chấp hành án chết theo quy định tại Khoản 5, Điều 97 Luật THA Hình sự) Khoản 2, Điều 105. Xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cũng chỉ quy định: “ Người chấp hành án đã bị kiểm điểm nhưng tiếp tục cố ý không chấp hành nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật này thì không được xem xét giảm thời hạn chấp hành án. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, trường hợp bị án sau khi thực hiện hành vi phạm tội mới do Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục không nắm được, hoặc chưa kịp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy không có quyết định đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ thi hành án nên hàng tháng bị án vẫn đến UBND xã để trình diện, nộp bản tự nhận xét và vẫn nộp tiền khấu trừ thu nhập tại Cơ quan Thi hành án dân sự thì giải quyết như thế nào? UBND xã, Cơ quan THADS đều là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định trong công tác thi hành án hình sự, dân sự, đồng ý cho bị án thực hiện nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ trong thời gian này thể hiện qua việc vẫn thu tiền khấu trừ thu nhập, vẫn tiếp nhận báo cáo nhận xét, tự kiểm điểm của bị án để lưu hồ sơ – vậy tại sao các cơ quan tiến hành tố tụng không chấp nhận thời gian thi hành án này của bị án?
Đối với quan điểm thứ hai tác giả cho rằng nếu Cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng do bị án không có quyết định đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ thi hành án nên cần xác định bị án đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ đến ngày xét xử để có lợi hơn cho bị án. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thấy rằng có vụ án được xét xử ở nhiều cấp, nếu cho rằng bị án không có quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thi hành án nên làm lợi cho bị cáo đến ngày xét xử sơ thẩm, nhưng do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bị cáo kháng cáo, kháng nghị thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm cũng cần tính theo hướng có lợi cho bị cáo đến ngày xét xử phúc thẩm, mỗi lần xét xử thời gian đã chấp hành án tăng lên và thời gian còn lại được tính là chưa thi hành án sẽ được giảm đi. Như vậy, bản án sơ thẩm đương nhiên sẽ bị cấp phúc thẩm sửa về phần tổng hợp hình phạt (bị cáo không kháng cáo thì sẽ bất lợi hơn bị cáo có kháng cáo, có thể bị cáo lợi dụng việc kháng cáo để giảm thời gian chấp hành hình phạt còn lại). Thậm chí nếu cấp sơ thẩm có vi phạm bị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại thì phải tính đến tận thời gian bị cáo xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lần sau, lúc này có thể bị cáo đã được coi là chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ. Việc xác định như vậy sẽ rất khó khăn, phức tạp và không chính xác, không thể đáp ứng được yêu cầu phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
Từ những vướng mắc nêu trên tác giả cho rằng để việc áp dụng pháp luật được thống nhất cần có quy định rõ hơn về xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tại Khoản 2, Điều 105 của Luật thi hành án hình sự hoặc bổ sung quy định về việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời giant hi hành án; hoặc bổ sung vào khoản 2 điều 36 của BLHS hoặc TANDTC có hướng dẫn cách tuyên trong bản án khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị cáo như sau: “ …Giao bị cáo cho UBND…giám sát giáo dục, thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày UBND… nhận được bản sao bản án và quyết định thi hành án. Trong thời gian thi hành án nếu bị cáo thực hiện hành vi phạm tội mới thì thời gian thi hành án còn lại được tính từ khi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội mới…”. Đồng thời hướng dẫn bổ sung điểm g, khoản 1, Điều 98 Luật Thi hành án hình sự về quan hệ phối hợp giữa UBND cấp xã và Cơ quan THADS khi thực hiện khấu trừ thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Tòa án để sung quỹ nhà nước và không thực hiện việc khấu trừ thu nhập khi người này thực hiện hành vi phạm tội mới.
- Về việc thực hiện một số công việc phục vụ cộng đồng
Đây là một điểm mới được quy định tại khoản 4 điều 36 của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Khoản 4 Điều 36 quy định: “ Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồngtrong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm ngèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật Thi hành án hình sự”
Trong thời gian từ 31/12/2019 trở về trước do chưa có hướng dẫn cụ thể nên còn có nhiều Bản án ở nhiều địa phương khác nhau còn có cách tuyên không thống nhất:
Có Bản án tuyên: Áp dụng khoản 1, 2, 3 Điều 36, xử phạt bị cáo 30 tháng cải tạo không giam giữ, giao bị cáo cho UBND xã nơi cư trú; khấu trừ thu nhập hàng tháng của bị cáo.
Có bản án tuyên: Áp dụng khoản 1, 2,3,4 Điều 36, xử phạt bị cáo 30 tháng cải tạo không giam giữ, giao bị cáo cho UBND xã nơi cư trú; khấu trừ thu nhập hàng tháng của bị cáo; buộc bị cáo phải lao động phục vụ cộng đồng 04 giờ trong một ngày, 05 ngày trong một tuần.
Có bản án tuyên: Áp dụng khoản 1, 2,3 Điều 36, xử phạt bị cáo 30 tháng cải tạo không giam giữ, giao bị cáo cho UBND xã nơi cư trú; khấu trừ thu nhập hàng tháng của bị cáo; buộc bị cáo phải lao động công ích…
Có bản án tuyên: Áp dụng khoản 1, 2,3, 4 Điều 36, xử phạt bị cáo 30 tháng cải tạo không giam giữ, giao bị cáo cho UBND xã nơi cư trú; khấu trừ thu nhập hàng tháng của bị cáo. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Việc bản án không tuyên biện pháp lao động phục vụ cộng đồng, hoặc có tuyên nhưng ấn định cụ thể thời gian lao động phục vụ cộng đồng, hoặc tuyên buộc bị cáo phải lao động công ích trong thời gian cải tạo không giam giữ mà không có việc làm hoặc mất việc làm đối với người bị kết án là chưa đúng với khoản 4, Điều 36 của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 và khoản 5 Điều 101 của Luật Thi hành án hình sự.
“Điều 101. Việc lao động, học tập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
- Người chấp hành án không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành án thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người chấp hành án được xác định là không có việc làm hoặc bị mất việc làm, Công an cấp xã có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cùng cấp; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải xem xét, quyết định buộc người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng.
Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, quyết định của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải nêu rõ loại công việc, thời gian lao động phục vụ cộng đồng dự kiến buộc người chấp hành án phải thực hiện.
Căn cứ quyết định buộc người chấp hành án phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho người chấp hành án thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng dưới sự giám sát của Công an cấp xã.”
Tại khoản 4 Điều 36 BLHS chỉ quy định giới hạn tối đa của thời gian lao động của người bị kết án “Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.”
Khoản 5 điều 101 Luật thi hành hình sự quy định rõ về cơ quan được ban hành quyết định, loại công việc và thời gian lao động của người bị kết án “Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, quyết định của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải nêu rõ loại công việc, thời gian lao động phục vụ cộng đồng dự kiến buộc người chấp hành án phải thực hiện.”
Từ ngày 01/01/2020 Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành tuy nhiên vẫn còn nhiều Bản án của tòa án cấp sơ còn có tình trạng tuyên trong bản án như trên.
Để việc tuyên bản án được thống nhất tác giả cho rằng TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể theo hướng: khi tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án và áp dụng khoản 4 Điều 36 của BLHS, Tòa án cần ghi rõ trong Bản án “Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Việc lao động, học tập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Thi hành án hình sự. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm ngèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ còn phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật Thi hành án hình sự”.
Câu hỏi nhận định
Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích?
Câu 1: Chánh án tòa án đã ra bản án có hiệu lực pháp luật có quyền ra quyết định hoãn thi hành án từ hình trong trường hợp có lý do bất khả kháng?
Nhận định sai,
“Điều 81. Hoãn thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;”
Theo quy định tại điểm b K1, Đ 81 Luật THAHS 2019 hội đồng thi hành án tử hình có quyền quyết định hoãn thi hành án từ hình trong trường hợp có lý do bất khả kháng.
Câu 2: Hồ sơ đề nghị xét giảm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ do viện trường Viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó đang chấp hành án tiến hành lập
Nhận định sai,
Điều 9 Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16 tháng 08 năm 2015 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định như sau:
“Điều 9. Thủ tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Khi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có đủ điều kiện được hướng dẫn tại Điều 6 hoặc Điều 8 Thông tư liên tịch này thì Trưởng Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp hoặc Thủ trưởng đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ phải tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cư trú hoặc đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ làm việc để xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cho họ.”
CSPL K1, Đ 9 TTLT số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16 tháng 08 năm 2015.
Câu 3: Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì ngay lập tức phải làm thủ tục xuất cảnh mà không được lưu trú tại Việt Nam.
Nhận định sai,
“Điều 46. Trả tự do cho phạm nhân
4. Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh.”
Theo quy định trên, Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh.
Câu 4: Mọi công dân đều có quyền khiếu nại đối với hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền thi hành án hình sự.
Nhận định sai,
Điều 176. Quyền khiếu nại trong thi hành án hình sự
1. Người, pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan (sau đây gọi là người khiếu nại) có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại của pháp nhân thương mại chấp hành án được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
Theo Đ 176 LTHAHS 2019 chỉ có Người, pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan mới có quyền khiếu nại.
Câu 5: Mọi phạm nhân chấp hành hình phạt tù trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật đều không được gặp thân nhân và bị cùm chân?
Nhận định sai,
Điều 43. Xử lý phạm nhân vi phạm
2. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
Theo K2, Đ 43 Luật THAHS Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu
Câu 6: UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người chấp hành hình phạt quản chế phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của tòa để sung quỹ nhà nước.
Nhận định sai,
“Điều 98. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
g) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Tòa án để sung quỹ nhà nước;”
Theo điểm g, K1, Đ 98 LTHADS 2019 thẩm quyền đó chỉ thuộc UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
Câu 7: Người kết án rơi vào trường hợp của Điều 35 Bộ luật hình sự 1999: “Người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì hội đồng thi hành án từ hình ra quyết định hoãn thi hành án”
Nhận định sai,
“Điều 35. Tử hình
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.”
Theo quy định đó hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân chứ không cần ra quyết định hoãn.
Câu 8: Nhiệm kỳ của hội đồng thi hành án tử hình là 3 năm.
Nhận định sai,
“Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
e) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.”
Theo quy định trên, Hội đồng giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải 03 năm.
Câu 9: Sau khi bản án kết luận: Người phạm tội phải chịu hình phạt tù có hiệu lực pháp luật, bản án được cơ quan có thẩm quyền thi hành ngay mà không phải có thêm bất kỳ một văn bản nào khác.
Nhận định sai,
Điều 22. Quyết định thi hành án phạt tù
1. Quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung. Trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, quyết định thi hành án phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó làm việc.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
d) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại;
đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
e) Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài.
Do vậy, Tòa án phải ra quyết định thi hành án phạt tù thì mới được cơ quan có thẩm quyền thi hành.
Câu 10: Trong trường hợp cần thiết, với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 có thể là 60 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Nhận định đúng,
Điều 183. Thời hạn giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 30 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
3. Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày.
Câu 11: UBND cấp xã nơi người đó về cư trú có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cập huyện nơi người đó đang chấp hành án xét giảm thời hạn cấm cư trú.
Nhận định sai,
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án hình sự
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế.
2. Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, UBND cấp xã không có quyền này.
Câu 12: Sau khi chấp hành xong án phạt tù, cơ quan THAHS Công an cấp huyện nơi người đó đang chấp hành án có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án quản chế và bàn giao hồ sơ cho UBND cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú.
Nhận định sai,
Điều 112. Thủ tục thi hành án phạt quản chế
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ thi hành án phạt quản chế và sao gửi các tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
c) Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
d) Biên bản giao người bị quản chế;
đ) Tài liệu về quá trình chấp hành án phạt tù và tài liệu khác có liên quan.
Theo quy định trên, Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ thi hành án phạt quản chếchứ không phải ngay sau khi chấp hành án xong.
Câu 13: Phạm nhân chấp hành án phạt tù (nếu không được khen thưởng) đều chỉ được gặp thân nhân một lần trong một tháng, mỗi lần gặp không quá một giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài nhưng không quá 3 giờ.
Nhận định sai,
Điều 52. Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
Câu 14: Người bị kết án đang tại ngoại nếu có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được tòa xem xét ra quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù.
Nhận định sai,
Điều 51. Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi
1. Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi giam hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe.
Trường hợp không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi giam hợp lý, được khám thai định kỳ…
Câu 15: Công dân và các tổ chức xã hội chỉ có thể thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động thi hành án hình sự bằng phương thức khiếu nại tố cáo những vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhận định sai,
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, công dân và các tổ chức xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thể thực hiện quyền giám sát thông qua các phương thức sau:
– Kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm yêu cầu giải quyết những vấn đề phát sinh, khắc phục những vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự. Ví dụ: việc không bắt người bị kết án đi chấp hành hình phạt;
– Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu xem xét, giải quyết những vi phạm pháp luật, những hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt động thi hành án;
– Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo, tố cáo những vi phạm pháp luật làm cơ sở để các cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Những khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân, tổ chức phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các trình tự, thủ tục giải quyết có thể được quy định trong đạo luật về giải quyết khiếu nại tố cáo theo trình tự và thủ tục hành chính và cũng có thể quy định như một trình tự, thủ tục tư pháp ngay trong các đạo luật điều chỉnh về hoạt động tư pháp như BLTTHS, Pháp lệnh thi hành án phạt tù…
Câu 16: Trại giam, trại tạm giam có thể cho người bị kết án được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp bị bệnh nặng.
Điều 36. Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
1. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
a) Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
2. Cơ quan có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
Theo quy định trên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định tạm đình chỉ.
Câu 18: Việc tạm đình chỉ việc chấp hành hình phạt tù theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm do chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án xem xét quyết định.
Nhận định sai.
Điều 36. Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
4. Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người đã kháng nghị quyết định.
Theo quy định trên, Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người đã kháng nghị quyết định.
Câu 19: Hồ sơ đề nghị xét giảm chấp hành hình phạt tù phải có đề nghị của viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó đang chấp hành án tiến hành lập.
Điều 36. Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
1. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
a) Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
Điều 38. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
2. Cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án; trường hợp xét giảm án từ lần hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
c) Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công;
d) Kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo hoặc tài liệu thể hiện phạm nhân là người quá già yếu;
đ) Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với trường hợp đã được giảm;
e) Tài liệu chứng minh kết quả bồi thường nghĩa vụ dân sự của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
Theo các quy định trên, hồ sơ không cần phải có đề nghị của viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó đang chấp hành án tiến hành lập.
Câu 20: Chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án có trách nhiệm xem xét đơn đề nghị đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với người chấp hành án.
Nhận định sai,
Thẩm quyền thuộc về Tòa án chứ không phải cá nhân chánh án.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự
2. Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Câu 21: UBND cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xem xét rút ngắn thời gian thử thách và gửi cho tòa án nhân dân cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú xem xét và quyết định.
Nhận định sai,
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện
3. Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân đang chấp hành án tại nhà tạm giữ, rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Theo quy định trên, thẩm quyền thuộc về CQTHAHS CA cấp huyện.
Câu 22: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người bị kết án cải tạo không giam giữ tiến hành cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt ngay khi hết hạn chấp hành án.
Nhận định sai,
Điều 97. Thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
4. Trước khi hết thời gian chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Theo quy định trên, thẩm quyền thuộc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chứ không phải tòa án.
Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.