Thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015

1. Yêu cầu giải quyết việc dân sự

Việc dân sự phát sinh do các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền yêu cầu của mình bằng việc nộp đơn trực tiếp tại tòa án có thẩm quyền hoặc gửi đơn qua đường bưu điện. Nội dung đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải ghi được đầy đủ, rõ ràng những vấn đề cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đê chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ, tài liệu cần thiết.

2. Thụ lí đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Theo quy định tại Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thủ tục thụ lí việc dân sự để đảm bảo cho việc giải quyết việc dân sự được thực hiện như sau:

– Thủ tục nhận đơn yêu cầu: Thủ tục nhận đơn yêu cầu được thực hiện tương tự như thủ tục nhận đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Xử lí đơn yêu Cầu: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, chánh án tòa án phân công thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu. Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu sẽ kiểm tra đơn yêu cầu về cả nội dung và hình thức.

Trước hết, thẩm phán phải kiểm tra hình thức đơn yêu cầu. Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán yêu càu 1 người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. I Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ 1 sung thì thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lí việc dân sự. Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chửng cứ kèm theo cho họ.

Thẩm phán cũng phải kiểm tra các điều kiện về nội dung yêu cầu như quyền yêu cầu của người có yêu cầu, năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ, thẩm quyền giải quyết yêu cầu, yêu cầu đó đã được tòa án xem xét, giải quyết hay chưa, yêu cầu giải quyết việc dân sự có phải do cơ quan liên quan xem xét giải quyết trước hay không? Trong trường hợp nội dung đơn yêu cầu vi phạm các điều kiện trên, tòa án sẽ quyết định trả lại đơn yêu cầu theo quy định tại Điều 364 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể, tòa án ttả lại đơn yêu cầu ưong những trường hợp sau đây:

– Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

– Sự việc người yêu cầu yêu càu đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;

– Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;

– Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

– Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

– Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

– Những trường hợp khác theo quy định của phấp luật.

Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tòa án phải thông báo bằng văn bàn và nêu rõ lí do. Các đương sự cũng có quyền khiếu nại với chánh án tòa án về việc ttả lại đơn yêu cầu. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trong trường hợp nội dung đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác, tòa án sẽ chuyển đơn yêu cầu đến tòa án có thẩm quyền giải quyết (Điều 191, Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Trong trường hợp đơn yêu cầu đã đúng và đầy đủ các điều kiện về nội dung, hình thức thì tòa án sẽ xác định tiền tạm ứng lệ phí và thông báo cho người có yêu cầu phải nộp số tiền đó tại cơ quan thi hành án cùng cấp, trừ trường hợp được miễn lệ phí hoặc miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí. Khi người yêu cầu xuất trình biên lai nộp tạm ứng lệ phí, tòa án sẽ ra quyết định thụ lí đơn yêu cầu. Nếu người yêu cầu được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí hoặc miễn nộp lệ phí thì tòa án sẽ thụ lí đơn yêu cầu kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu.

3. Chuẩn bị giải quyết việc dân sự

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu 1^01 tháng kể từ ngày tòa án thụ lí đơn yêu cầu, trừ trường hợp đối với những việc dân sự Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định cụ thể thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự (Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Để chuẩn bị việc giải quyết việc dân sự, thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu hoặc một thẩm phán trong hội đồng sẽ tiến hành các công việc sau:

– Thông báo việc thụ lí đơn yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 365 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lí đơn yêu cầu, tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lí đơn yêu cầu.

Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;

+ Tên, địa chỉ tòa án đã thụ lí đơn yêu cầu;

+ Tên, địa chỉ của đương sự;

+ Những vấn đề cụ thể đương sự yêu cầu tòa án giải quyết;

+ Danh mục tài liệu, chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn yêu cầu;

+ Thời hạn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho tòa án đối với yêu cầu của người yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có);

+ Hậu quả pháp lí của việc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự.

– Nghiên cứu đơn yêu cầu và các chứng cứ, tài liệu do đương sự gửi kèm theo.

Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để tòa án giải quyết thì tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của tòa án. Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng.

Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ của việc dân sự, thẩm phán thực hiện việc bảo quản, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ … Sau khi chuẩn bị đủ điều kiện đưa việc dân sự ra giải quyết thì tòa án ra quyết định đưa việc dân sự ra phiên họp giải quyết. Trong quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự phải xác định rõ thời gian, địa đỉểm mở phiên họp, họ, tên những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Sau khi ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự tòa án phải gửi ngay quyết định này cho người có yêu cầu, người có liên quan. Quyết định này và hồ sơ việc dân sự cũng được gửi cho viện kiểm sát cùiig cấp để viện kiểm sát nghiên cứu tham gia phiên họp. Thời hạn tối đa để viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, viện kiểm sát phải ttả hồ sơ cho tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Đây là khoảng thời gian cần thiết để viện kiểm sát có thể nắm bắt được nội dung yêu cầu, nội dung việc dân sự để chuẩn bị cho việc kiểm sát và trình bày quan điểm của viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự tại phiên họp.

Trong quá trình chuẩn bị giải quyết việc dân sự, nếu người yêu cầu rút đơn yêu càu, tòa án sẽ ra quỵết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Ngoài ra, tuỳ từng trưởng hợp khi có các căn cứ do pháp luật quy định, thẩm phán sẽ ra các quyết định khác như tạm đình chỉ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời …

4. Phiên họp giải quyết việc dân sự

Nếu để giải quyết vụ án dân sự tòa án phải mở phiên tòa thì để giải quyết việc dân sự tòa án chỉ mở phiên họp. Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo quy định tại Điều 369 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo quy định này thì trình tự tiến hành phiên họp như sau:

– Trước khi phiên họp được tiến hành, thư kí tòa án tiến hành báo cáo với thẩm phán hoặc hội đồng xét xử về sự vắng mặt, có mặt của những người tham gia phiên họp.

– Khi bắt đầu phiên họp, thẩm phán chủ toạ phiên họp tuyên bố khai mạc phiên họp và đọc quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự; kiểm tra căn cước của những người được triệu tập tham gia phiên họp. Nếu có người vắng mặt, thẩm phán hoặc hội đồng xét xử sẽ quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp hoặc đình chỉ giải quyết việc dân sự. Sau đó, thẩm phán chủ toạ phiên họp sẽ phổ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng. Tiếp theo, thẩm phán chủ toạ phiên họp sẽ giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng , người giám định, người phiên dịch và hỏi các đương sự hoặc người đại diện của họ xem có ai yêu cầu thay đổi những người đó hay không. Nếu có yêu cầu thay đổi thì hội đồng xét xử hoặc chánh án tòa án đang giải quyết việc dân sự hoặc chánh án tòa án tòa cấp trên trực tiếp hoặc hội đồng giải quyết việc dân sự sẽ xem xét quyết định giải quyết yêu cầu thay đổi. Trường hợp việc dân sự do một thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thẩm phán, thư kí phiên họp do chánh án của tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu thẩm phán bị thay đổi là chánh án của tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do chánh án tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định. Trường họp việc dân sự do hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên hội đồng, thư kí phiên họp do hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.

Tại phiên họp, việc thay đổi kiểm sát viên do thẩm phán, hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định. Trường hợp phải thay đổi kiểm sát viên thì thẩm phán, hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên họp và thông báo cho viện kiểm sát. Việc cử kiểm sát viên thay thế kiểm sát viên bị thay đổi do viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu kiểm sát viên bị thay đổi là viện trưởng viện kiểm sát thì do viện trưởng viện kiểm sát cấp ttên trực tiếp quyết định (Điều 368 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

– Khi xét nội dung của việc dân sự, thẩm phán chủ toạ phiên họp sẽ hỏi người có yêu cầu xem họ có rút yêu cầu hay không, nếu họ rút yêu cầu thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết việc dân sự. Thẩm phán phải xác định đầy đủ các tình tiết của việc dân sự bằng cách nghe người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về yêu cầu, lí do, mục đích, căn cứ, lí lẽ, lập luận để chứng minh cho yêu cầu của họ là đúng đắn, hợp pháp. Tiếp đến, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết, lí do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự.

Trong trường hợp người yêu cầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người làm chứng trình bày ý kiến của mình về những vấn đề mà họ biết. Người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn. Sau khi những người tham gia phiên họp trình bày xong yêu cầu, ý kiến của mình, nếu thấy có vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn, thẩm phán hoặc hội đồng giải quyết việc dân sự có quyền hỏi thêm. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt, thẩm phán hoặc hội đồng xét xử sẽ cho công bố lời khai của họ. Thẩm phán hoặc hội đồng giải quyết việc dân sự đưa các tài liệu, chứng cứ của việc dân sự ra xem xét công khai tại phiên họp. Sau đó, kiểm sát viên trình bày ý kiến của viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự. Cuối cùng, trên cơ sở lời trình bày của những người tham gia phiên họp, các chứng cứ, tài liệu được xem xét tại phiên họp và quy định của pháp luật, thẩm phán ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Nếu việc giải quyết việc dân sự do ba thẩm phán tiến hành thì họ phải thảo luận, biểu quyết giải quyết việc dân sự theo đa số.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *