1. Sửa chữa, bổ sung bản án dân sự
Việc sửa chữa, bổ sung bản án được quy định tại Điều 268 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo quy định này, việc sửa chữa, bổ sung bản án được thực hiện như sau:
– Bản án sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp.
– Việc sửa chữa, bổ sung bản án phải do thẩm phán phối hợp với các hội thẩm nhân dân là thành viên hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Trong trường hợp thẩm phán đó không còn đảm nhiệm chức vụ thẩm phán thì chánh án tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó.
2. Cấp trích lục bản án, giao, gửi bản án dân sự sơ thẩm
Để tạo điều kiện cho các bên đương sự biết rõ được quyền và nghĩa vụ của mình đã được tòa án quyết định ưong bản án, làm cơ sở cho việc thi hành án đồng thời bảo đảm cho đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện thực hiện quyền kháng cáo, viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị thì việc cấp trích lục bản án, bản án là ữách nhiệm của tòa án đã xét xử vụ án. Điều 269 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định việc cấp trích lục bản án, bản án được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được tòa án cấp trích lục bản án;
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp.
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp lí liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được gửi cho cơ quan quản lí về bồi thường.
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp lí liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được tòa thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục án cho uỷ ban nhân dân nơi đã đăng kí hộ tịch của cá nhân đó.
– Thời hạn niêm yết, công bổ, gửi bản án, thông báo các trường hợp nêu trên là 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp lí.
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp líđược công bố trên cổng thông tin điện tử của tòa án, trừ những trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
3. Sửa chữa, bổ sung biên bản phiên tòa
Theo quy định tại Điều 236 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng thư kí tòa án kí vào biên bản đó. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và kí xác nhận (các khoản 3, 4 Điều 236 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
Ghi chú: Bài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.