Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết theo nội dung bên dưới,

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh qua 2 bước (i) nộp hồ sơ online qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp (ii) nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh sau khi hồ sơ nộp trực tuyến được chấp nhận

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thành lập công ty

Nếu hồ sơ hợp lệ, có nghĩa sẽ được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, mọi người sẽ sửa lại hồ sơ theo nội dung thông báo

Bước 4: Khắc dấu cho công ty TNHH 2 thành viên

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ liên lệ công ty khắc dấu để tiến hành khắc dấu

Bước 5: Mua chữ ký số sau khi thành lập công ty TNHH

Sử dụng chữ ký số để kê khai thuế là điều kiện bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động. Do đó, doanh nghiệp phải liên hệ công ty cung cấp chữ ký số để chọn gói chữ ký số.

Bước 6: Nộp thuế môn bài sau khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Trong thời gian 10 ngày sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp

Bước 7: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho công ty TNHH 2 thành viên

Khi có nhu cầu sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn 1 công ty cung cấp hóa đơn điện tử để mua gói hóa đơn. Lưu ý: Doanh nghiệp phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử trước khi được phép sử dụng.

Thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần những gì?

Để có thể tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi những thông tin và tài liệu sau đây:

– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu/đăng ký kinh doanh của thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân hoặc pháp nhân

– Thông tin cần thiết cho việc thành lập công ty bao gồm:

+ Tên Công ty dự định thành lập;

+ Địa chỉ trụ sở chính công ty;

+ Ngành nghề kinh doanh công ty dự kiến kinh doanh;

+ Thông tin về vốn điều lệ công ty;

+ Thông tin về tỷ lệ góp vốn của các thành viên/cổ đông công ty;

– Bản gốc văn bản chứng minh vốn pháp định (trường hợp ngành nghề yêu cầu vốn pháp định);

– Địa chỉ chỗ ở hiện tại của thành viên/cổ đông góp vốn vào công ty

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

a. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định;

b. Dự thảo Điều lệ công ty;

c. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

– Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

– Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

– Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

5. Những khó khăn khi đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Trong quá trình tự mình đăng ký thành lập công ty TNHH, cá nhân, tổ chức thường gặp nhiều khó khăn như:

Thứ nhất, các quy định pháp luật về doanh nghiệp nói chung và thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên nói riêng khá phức tạp, được quy định trong nhiều văn bản luật và dưới luật. Do đó để nắm bắt một cách có hệ thống và hiểu cặn kẽ là vấn đề không đơn giản. Do đó, nhiều trường hợp còn lúng túng khi áp dụng pháp luật để thực hiện đăng ký.

Thứ hai, cá nhân, tổ chức còn thiếu kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước, không biết cách xử lý đối với các trường hợp như hồ sơ bị trả, hồ sơ bị giải quyết chậm, kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị sai so với các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đã đăng ký.

Kết quả của những tình trạng này là cá nhân, tổ chức mất thời gian, tiền bạc và cả công sức nhưng kết quả lại không được như mong muốn.


Ghi chúBài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *