1. Khái niệm và ý nghĩa của thụ lí vụ án dân sự
Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện vào sổ thụ lý vụ án. Đây là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng, nếu không có việc thụ lý vụ án dân sự của Tòa án thì không có quá trình tố tụng dân sự tiếp theo. Thụ lý vụ án gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn kiện và vào sổ thụ lý vụ án.
Theo các điều 191, 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì toà án phải ghi vào sổ nhận đơn và chánh án toà án phải phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì toà án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp cho toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì toà án quyết định nhận giải quyết và vào sồ thụ lí vụ án dân sự. Các hoạt động đó của toà án được gọi là thụ lí vụ án dân sự.
Thụ lí vụ án là việc toà án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lí vụ án dân sự để giải quyết.
Thụ lí vụ án là công việc đầu tiên của toà án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lí vụ án của toà án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Thụ lí vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lí vụ án dân sự để giải quyết.
Việc thụ lí vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lí quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho toà án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lí vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến toà án để xác minh và hoà giải; đổi với những việc pháp luật quy định không được hoà giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà.
Thụ lí vụ án dân sự còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp ưong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó toà án là cơ quan trực tiếp thụ lí giải quyết.
Ngoài ra, việc toà án thụ lí vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác định các thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Thủ tục thụ lí vụ án dân sự
Việc nộp đơn khởi kiện không đồng nghĩa với việc Tòa án nhất định phải thụ lý. Sau khi Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện thông qua Bộ phân tiếp nhận đơn, thì tùy theo từng phương thức người khởi kiện nộp đơn mà xử lý như sau:
Trường hợp nộp đơn trực tiếp tại Tòa án
Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn. Sau đó, Tòa án có trách nhiệm phải cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
Trường hợp nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính
Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện
Trường hợp nộp đơn thông qua hình thức điện tử
Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn.
Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do thẩm phán ấn định nhưng không quá 1 tháng; trong trường hợp đặc biệt, thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán tiếp tục làm thủ tục thụ lí vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung thẹo yêu cầu của thẩm phán thì thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
– Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện
Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án thì thẩm phán phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
– Vào sổ thụ lí vụ án dân sự và thông báo việc thụ lí vụ án
Khi người khởi kiện nộp cho toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán thụ lí vụ án và vào sổ thụ lí vụ án dân sự.
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phài nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán phải thụ lí vụ án khi nhận- được đon khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụlí vụ án, thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đon, bịđon, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cho viện kiểm sát cùng cấp về việc toà án đã thụ lí vụ án (Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
3. Thời điểm nào được xác định là thời điểm thụ lý?
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của thời điểm thụ lý vụ án nên thời điểm thụ lý được xác định cụ thể như sau:
- Trường hợp phải nộp tạm ứng án phí thì thời điểm thụ lý vụ án là khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí thì thời điểm thụ lý vụ án là thời điểm Tòa án nhận được đơn khởi kiện.
- Trường hợp vụ án có nhiều yêu cầu (phát sinh yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan) thì thời điểm thụ lý vụ án là thời điểm thụ lý đối với yêu cầu cuối cùng.
4. Thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự
Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện;
Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn;
Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có);
Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp.
5. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.
Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ;
Trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Ghi chú: Bài viết được được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.