Thực hiện hợp đồng dân sự là gì ? Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự

[VPLUDVN] Nghĩa là từ thời điểm đó, các bên ttong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Theo nội dung của hợp đồng, các bên lần lượt tiến hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đúng với tính chất đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm mà nội dung của hợp đồng đã xác định.

Vì vậy, thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi một bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng của bên kia.

Nội dung thực hiện hợp đồng dân sự:

Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Ngoài ra, việc thực hiện hợp đồng dân sự còn phải mân theo những cách thức mà pháp luật đã quy định đối với từng loại hợp đồng cụ thể sau đây:

– Đối với hợp đồng đơn vụ (Điều 409 Bộ luật dân sự năm 2015).

Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó đúng thời hạn đã thoả thuận. Việc thực hiện trước hoặc sau thời hạn mà không được sự đồng ý của người có quyền sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng dân sự.

– Đối với hợp đồng song vụ (Điều 410 Bộ luật dân sự năm 2015)

Trong hợp đồng song vụ, mỗi bên đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn. Các bên đều không được lấy lí do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình mà hoãn việc thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia làm cho bên này không thể thực hiện được nghĩa vụ).

Nếu trong hợp đồng song vụ không xác định bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước thì cùng một lúc, các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Mặt khác, để bảo đảm tính công bằng và quyền lợi của các bên trong hợp đồng, pháp luật còn quy định cho bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn việc thực hiện nghĩa vụ đó nếu tài sản của bên kia giảm sút nghiêm trọng đến mức không có khả năng để thực hiện hợp đồng. Khi nào bên kia khôi phục được khả năng để có thể thực hiện được hợp đồng hoặc đã có người bảo lãnh thì người phải thực hiện nghĩa vụ trước tiếp tục thực hiện hợp đồng.

– Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Trong các hợp đồng này, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó trước người thứ ba khi đến thời hạn. Bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu giữa các bên tham gia hợp đồng đang có tranh chấp về việc thực hiện thì người thứ ba phải tạm dừng quyền yêu cầu cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó thì bên có nghĩa vụ không phải ; thực hiện nghĩa vụ nhưng phải thông báo cho bên có quyền biết và hợp đồng được coi là huỷ bỏ. Nếu sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ mà người thứ ba mới từ chổi lợi ích của mình thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành. Vì vậy, bên có quyền vẫn phải thực hiện các vấn đề đã cam kết với bên có nghĩa vụ. Mặt khác, bên có quyền trong giao kết hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên đã thực hiện nghĩa vụ nếu có thiệt hại xảy ra. Ví dụ: Hợp đồng mua bán cho người thử ba hưởng tài sản mua bán. Sau khi kí hợp đồng mà người bán đã chuyển vật đến noi cư trú của người thứ ba nhưng họ không nhận, trường hợp này người bán đã hoàn thành nghĩa vụ nhưng vì người thứ ba từ chối tiếp nhận nghĩa vụ và gây thiệt hại cho bên có nghĩa vụ, họ phải vận chuyền hàng hoá trở lại và bảo quản tài sản đã bán đó.

– Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015)

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Nếu các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý thì một trong các bên có thể yêu cầu tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích họp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

Trong thời gian các bên đang đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng hoặc tòa án đang giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chỉ được coi là có hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù họp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *