Tình thế cấp thiết là gì? So sánh tình thế cấp thiết với phòng vệ chính đáng

[VPLUDVN] Tình thế cấp thiết là gì? Điều kiện được pháp luật coi đó là tình thế cấp thiết. Trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? So sánh tình thế cấp thiết với phòng vệ chính đáng

Khái niệm

Căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015 quy định: tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Bản chất

Theo định nghĩa thì người ở trong tình thế cấp thiết buộc phải lựa chọn, hoặc để cho thiệt hại xảy ra theo khả năng diễn biến khách quan của nguồn nguy hiểm, hoặc hy sinh 1 lợi ích nhỏ (thiệt hại nhỏ) để bảo vệ 1 lợi ích lớn hơn (ngăn chặn 1 thiệt hại lớn hơn). Việc lựa chọn này được luật hình sự thừa nhận là quyền của công dân.

Hành vi tình thế cấp thiết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp nên mặc dù người có hành vi trong tình thế cấp thiết gây nên thiệt hại khách quan về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự

Điều kiện

Sự nguy hiểm đang thực tế đang đe dọa lợi ích hợp pháp là cơ sở để thực hiện hành vi tấn công trong tình thế cấp thiết: cơ sở thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết là xuất hiện nguồn nguy hiểm. đó là những điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên hoặc nhân tố do con người tạo ra trực tiếp đe dọa đến lợi ích hợp pháp.

Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác. Vì vậy, sẽ không được coi là hành vi trong tình thế cấp thiết khi vẫn còn những cách khác như yêu cầu sự giúp đỡ của của chính quyền,của người khác hoặc đi khỏi nơi nguy hiểm để bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần khắc phục. Nếu thiệt hại gây ra lớn hơn hoặc bằng thiệt hại được khắc phục thì mục đích của tình thế cấp thiết không đạt được nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Sự khác nhau giữa tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng

Bản chất

– Phòng vệ chính đáng

+ Chống lại ở mức độ cần thiết đối với hành vi xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, tổ chức

– Tình thế cấp thiết

+ Gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa mà không còn cách nào khác

Đặc điểm

– Phòng vệ chính đáng

+ Nó là quyền của công dân và không phải là nghĩa vụ pháp lý mà chỉ là nghĩa vụ đạo đức

– Tình thế cấp thiết

+ Nó là quyền của công dân không phải nghĩa vụ pháp lý

Điều kiện

– Phòng vệ chính đáng

+ Có hành vi tấn công xâm hại đến các lợi ích hợp pháp

+ Hành vi tấn công có thật và đang diễn ra chứ không phải là tưởng tượng

+ Gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công

+ Giữa hành vi phòng vệ và tấn công phải có sự tương xứng

– Tình thế cấp thiết

+ Có sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa lợi ích hợp pháp

+ Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác

+ Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần khắc phục

Mục đích ý nghĩa

– Phòng vệ chính đáng

+ Bảo vệ các lợi ích hợp pháp, ngăn chặn các hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công

– Tình thế cấp thiết

+ Bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người khác

Các trách nhiệm pháp lý liên quan

– Phòng vệ chính đáng

+ Không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phòng vệ chính đáng là không vượt quá mức cần thiết và ngược lại

– Tình thế cấp thiết

+ Không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa và ngược lại


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *