Xác lập nghĩa vụ là gì? Căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự

[VPLUDVN] Việc xác lập nghĩa vụ có thể diễn ra theo sự chủ động của các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự hoặc có thể diễn ra một cách bị động, đơn phương hoặc theo quy định của pháp luật. Bài viết phân tích các căn cứ xác lập, phát sinh nghĩa vụ dân sự, cụ thể:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nghĩa vụ được xác lập theo một trong các căn cứ sau đây:

1. Xác lập nghĩa vụ theo hợp đồng dân sự

Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp đồng dân sự. Ví dụ: Hai bên giao kết hợp đồng mua bán tài sản thì tại thời điểm họp đồng đó được coi là có hiệu lực pháp luật sẽ làm hình thành giữa hai bên các nghĩa vụ giao vật, trả tiền … Tuy nhiên, hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ nếu đó là một hợp đồng có hiệu lực (các bên giao kết hợp đồng phải tuân theo các điều, kiện mà pháp luật quy định đối với một hợp đồng).

Trong thực tế, khi hợp đồng vô hiệu, các bên có nghĩa vụ phải hoàn tĩẳ cho nhau những gì đã nhận (trừ trường hợp tài sản là đối tượng của họp đồng và các khoản lợi có được từ hợp đồng bị tịch thu theo quy định của pháp luật). Vì vậy, có quan điểm cho rằng, hợp đồng vô hiệu cũng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu là nghĩa vụ phát sinh từ quy định của pháp luật về giải quyết hậu quả của một hợp đồng vô hiệu. Nghĩa vụ này hoàn toàn không phải là sự thoả thuận giữa các bên nên không phải là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

2. Xác lập nghĩa vụ theo hành vi pháp lí đơn phương

Hành vi pháp lí đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một loại giao dịch dân sự, trong đó chỉ biểu hiện ý chí đơn phương của một bên. Vì vậy có làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự hay không còn phụ thuộc vào sự tiếp nhận ý chí này của những người khác (những người sẽ là chủ thể phía bên kia của giao dịch dân sự đó).

Hành vi pháp lí đơn phương chỉ làm phát sinh một nghĩa vụ khi ý chí đã thể hiện trong đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đồng thời nếu sự thể hiện ý chí đó có kèm theo một số điều kiện nhất định thì chỉ khi nào những người khác thực hiện đúng các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.

3. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận và bảo đảm nếu người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu hay người đó là người được phép chiếm hữu, sử dụng tài sản trong các trường hợp do pháp luật quy định. Vì vậy, ngoài những người nói trên, việc chiếm hữu, sử dụng tài sản sẽ bị coi là không có căn cứ pháp luật và do đó sẽ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ mà trong đó, người chiếm hữu, sử dụng tài sản có nghĩa vụ phải trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.

Nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phát sinh kể từ khi người được lợi có khoản lợi đó trong tay. Từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc được lợi thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình đã thu được.

4. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

Khi một người thực hiện một hành vi ttái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác sẽ làm phát sinh một quan hệ luật dân sự, trong đó người có những hành vi nói trên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia. Nghĩa vụ này còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về mặt nội dung, quan hệ bồi thường thiệt hại được xác định là một nghĩa vụ dân sự vì trong đó có thể hiện quá trình dịch chuyển lợi ích vật chất từ chủ thể này sang chủ thể khác. Khoản lợi ích mà người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường bao giờ cũng được xác định thành một khoản vật chất (tiền hoặc lợi ích vật chất khác).

về hình thức, quan hệ bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm dân sự, một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lí nói chung. Vì vậy, khi việc bồi thường thiệt hại được thực hiện dưới dạng một trách nhiệm dân sự, phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng bàng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong đó, người có hành vi trái pháp luật phải gánh chịu một hậu quả bất lợi về tài sản.

5. Thực hiện công việc không có uỷ quyền

Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người khác khi người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối.

Thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện công việc, trong đó người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lí mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù lao cho người thực hiện công việc. Tuy nhiên, nếu người đã thực hiện công việc không yêu cầu thanh toán cũng như không yêu cầu trả thù lao thì người được thực hiện công việc không phải thực hiện các nghĩa vụ này.

Nếu một người thực hiện một công việc vì lợi ích của người khác nhưng công việc đó không phù hợp với mong muốn của người được thực hiện công việc sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán, trả thù lao ở người được thực hiện công việc.

6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định

Ngoài việc được xác lập khi có một trong năm căn cứ đã nêu trên, nghĩa vụ dân sự còn được xác lập ttong các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định. Chẳng hạn, nghĩa vụ dân sự có thể được xác lập từ một bản án, quyết định của tòa án hoặc từ một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *